Hệ thống pháp luật

Hỗ trợ cho người lao động trong thời gian huấn luyện quân nhân dự bị

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: LD223

Câu hỏi:

Tôi đang làm ở một công ty tư nhân, vào ngày 29/3/2016 tôi có nhận được lệnh đi huấn luyện trong vòng 15 ngày về lực lượng về quân nhân dự bị. Thời gian tôi đi huấn luyện như vậy thì có được hỗ trợ, hưởng gì hay không? Nếu công ty không giải quyết cho nghỉ thì công ty có ảnh hưởng gì hay không? Nếu tôi được giải quyết nghỉ thì chính sách tiền lương, thưởng trong công ty đối với tôi như thế nào? Tôi xin cảm​!​

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Người sử dụng lao động có phải trợ cấp cho người lao động trong thời gian người lao động tham gia nghĩa vụ quân sự?

Vì trong trường hợp của bạn là bạn phải tham gia huấn luyện theo lệnh gọi huấn luyện quân nhân dự bị, là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nên theo quy định pháp luật theo Điều 32 khoản 1 Bộ luật lao động:

Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

….

Theo đó, pháp luật cho phép người lao động khi đi làm nghĩa vụ quân sự có thể yêu cầu người sử dụng lao động cho tạm hoãn hợp đồng lao động. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là cho người lao động tạm hoãn hợp đồng. Việc tạm hoãn này chỉ phát sinh quyền cho người lao động là được tạm hoãn không phải tham gia lao động nhưng không chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian đó. Tuy nhiên, việc tạm hoãn hợp đồng lao đông không phát sinh trách nhiệm chi trả trợ cấp cho người lao động. Người sử dụng lao động chỉ có nghĩa vụ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động theo Điều 100 Bộ luật lao động:

Điều 100. Tạm ứng tiền lương

1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.

2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Vì bạn tham gia khóa huấn luyện chỉ 15 ngày nên bên công ty bạn chỉ phải tạm ứng tiền lương tương ứng với 15 ngày bạn tạm nghỉ. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của người lao động phải nhận lại người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 Bộ luật lao động:

Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Tuy không nhận được trợ cấp từ người sử dụng lao động nhưng theo Điều 23 Nghị định 39/CP năm 1997 của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh về dự bị động viên năm 1996 thì trong thời gian 15 ngày huấn luyện, bạn sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ từ Nhà nước với các khoản trợ cấp như sau:

Điều 23: Trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, quân nhân dự bị được hưởng chế độ chính sách như sau:

1. Về chế độ tiền lương và phụ cấp:

a) Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm.

b) Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác được đơn vị quân đội cấp một khoản phụ cấp bằng mức lương theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ; được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.

2. Được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt và đài thọ về ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

3. Gia đình của sĩ quan dự bị đã qua phục vụ tại ngũ, gia đình của quân nhân chuyên nghiệp dự bị và gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ dự hạng một đã qua phục vụ tại ngũ được hưởng một khoản trợ cấp như sau:

a) Quân nhân dự bị không hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với tiền lương tối thiểu;

b) Quân nhân dự bị đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu.

4. Quân nhân dự bị trong diện phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, thì thời gian tập trung được trừ vào thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân. Nếu thời gian tập trung nói trên nhiều hơn thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân thì được trừ tiếp vào những năm sau.

5. Quân nhân dự bị đang công tác ở các cơ quan, đơn vị nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi tập trung thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau đó hoặc được nghỉ tiếp vào thời gian thích hợp.

Nếu thời gian tập trung nói trên trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc học kỳ hoặc thi kết thúc khoá học nghiệp vụ tại chức và có chứng nhận của nơi làm việc, nơi học tập thì quân nhân dự bị được hoãn tập trung đợt đó.

6. Quân nhân dự bị nếu bị thương, ốm đau hoặc chết mà đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được Nhà nước trợ cấp. Quân nhân dự bị nếu bị thương hoặc hy sinh mà được xác nhận là thương binh, liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ quốc phòng hướng dẫn thực hiên các chế độ chính sách trên.

7. Quân nhân dự bị có thành tích thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành và được tính thành tích đó vào thành tích thi đua ở đơn vị cơ sở.”

Tùy từng trường hợp của bạn để hưởng các khoản trợ cấp và phụ cấp, chế độ ưu đãi tương ứng.

Xử phạt vi phạm không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng

Pháp luật quy định, người lao động được hoãn hợp đồng lao động trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự và khi hết thời hạn đó, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn tạm hoãn. Nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 95/2013/NĐ-CP nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội:

Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động;

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM