Hệ thống pháp luật

Hết thời hiệu chia di sản thừa kế

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: DS294

Câu hỏi:

Cụ em sinh được 4 người con( 3 bà, 1 ông) và nhận nuôi 1 ông con nuôi.Cụ bà em mất năm 1968 ,cụ ông mất năm 1972. Khi cụ mất không để lại di chúc Mảnh đất được để lại cho ông em sử dụng, sau khi cụ em mất anh chị em của ông em sống với nhau hòa thuận không điều tiếng gì. Năm 2003 vợ của ông con nuôi có kiện đòi thừa kế 1 phần mảnh đất gia đình em đang ở.Vậy xin hỏi bà ấy có quyền được khởi kiện không và trong trường hợp này tòa sẽ xử như thế nao? (Ông em được cấp sổ đỏ năm 1994 và không ai phản đối gì đến khi việc khởi kiện xảy ra)

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Cụ bà bạn mất từ năm 1968, cho đến nay (năm 2015) là 47 năm, đã hết thời hiệu khởi kiện về chia thừa kế. Cụ ông bạn mất năm 1972 đến nay là 43 cũng đã hết thời hiệu khời kiện thừa kế.
Tuy nhiên, điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:
“a. Sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.
Cụ ông, cụ bà bạn mất không có di chúc, đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, theo quy định trên chỉ có thể áp dụng quy định về chia tài sản chung để giải quyết nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận đây là tài sản chung chưa chia.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì các đồng thừa kế là anh em của ông bạn đã thừa nhận quyền sử dụng mảnh đất của ông bạn, không có ý kiến phản đối khi ông bạn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, hiện nay người con nuôi của ông bạn là một trong các đồng thừa kế cũng không đủ điều kiện khởi kiện vì quyền sử dụng đất lúc này đang đứng tên ông bạn. Người vợ của con nuôi ông bạn không phải là một trong các đồng thừa kế nên đương nhiên không có quyền khởi kiện trong trường hợp này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM