Hệ thống pháp luật

Góp vốn kinh doanh phân chia lợi nhuận

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: DN356

Câu hỏi:

A buôn bán kinh doanh sau 3 năm bắt đầu có uy tín và lãi suất tăng lũy tiến vì A sau 3 năm đã có thương hiệu trên thị trường.B muốn góp vốn với A để làm ăn..giả sử tổng tài sản hàng hóa A có là 170 triệu, B góp 70 triệu thì lợi nhuận sẽ phân chia như thế nào vì A sẽ làm toàn bộ B chỉ góp tiền.Giả sử trước khi có B lợi nhuận là 30triệu chưa kể lương của A, sau khi có B lãi là 45 triệu. Rất mong sớm nhận được tư vấn của Công ty?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Do bạn không nêu rõ hình thức kinh doanh trong trường hợp này là hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp nên không thể nêu rõ quy định cụ thể về việc phân chia vốn góp. Xảy ra 2 trường hợp để giải quyết tình huống của bạn như sau:

Trường hợp 1: Nếu hình thức kinh doanh của bạn là hình thức thành lập doanh nghiệp thì 2 bên góp vốn theo hình thức góp vốn trong doanh nghiệp cụ thể là góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên.

Điều 50 Luật doanh nghiệp 2014 quy đinh về quyền của thành viên góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên : Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Nếu có thỏa thuận, lợi nhuận kinh doanh sẽ được chia theo thỏa thuận nếu khi góp vốn hai bạn có thỏa thuận về lợi nhuận.Trong trường hợp không có thỏa thuận thì phần lợi nhuận sẽ được phân chia theo quy định của luật doanh nghiệp cụ thể là chia theo tỉ lệ phần vốn góp.

Như vậy, trước khi phân chia tài sản theo phần vốn góp thì phải trả tiền lương cho người lao động. Trọng trường hợp này, với số tiền lợi nhuận là 45 triệu sẽ trích ra 1 phần để trả lương cho A. Sau khi trả lương cho A số tiền còn lại mới đem ra phân chia theo phần vốn góp.

Trường hợp 2: Nếu bạn không kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp thì bạn có thể chia tỉ lên vốn góp theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh thể hiện sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể kinh doanh, tự nguyện, bình đẳng về địa vị pháp lý khi ký kết hợp đồng. Để việc kinh doanh tiến hành thuận lợi, tránh những tranh chấp không đáng có về sau, nội dung hợp đồng khi thỏa thuận phải có đầy đủ các điều khoản, thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của đôi bên.

Như vậy, trong trường hợp 2 bạn thỏa thuận phân chia vốn góp theo hợp đồng hợp tác kinh doanh thì việc phân chia lợi nhuận sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên sao cho phù hợp nhất với công sức và tài sản mà các bên bỏ ra. Lưu ý khi thỏa thuận hai bạn nên thỏa thuận cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên để tránh sau này gây ra tranh chấp không đáng có.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM