Được cho đất nhưng chưa làm thủ tục sang tên
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Mã số: DS346
Câu hỏi:
Ông nội tôi sinh được 7 người con và đã chia đất cho 7 người bằng nhau. Nhưng khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra cho từng người thì ông nội tôi chỉ làm cho 6 người. Riêng mảnh đất ba tôi ở, ông nội tôi cho ở chứ không làm giấy chứng nhận và tách sổ cho ba tôi vì ba tôi không thuận với ông nội. Vậy sau này nếu ông nội tôi mất mà vẫn không làm giấy tách quyền sở hữu cho ba tôi thì mảnh đất ba tôi ở sẽ bị chia đều không?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Ðiều 168 Bộ luật dân sự quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như sau:
- Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định trên, bố bạn được ông nội cho một phần thửa đất nhưng chưa tiến hành thủ tục tách thửa và sang tên quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì bố bạn chưa phải là chủ sử dụng thửa đất. Hiện tại, ông nội bạn vẫn là chủ sử dụng của thửa đất đó.
Đến thời điểm ông nội bạn mất, nếu thửa đất chưa được sang tên bố bạn thì thửa đất được coi là di sản do ông nội bạn để lại và được chia thừa kế. Nếu ông nội bạn lập di chúc thì thửa đất được chia cho những người thừa kế theo di chúc. Nếu ông nội bạn không để lại di chúc thì di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật, theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định trên, bố bạn được ông nội cho một phần thửa đất nhưng chưa tiến hành thủ tục tách thửa và sang tên quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì bố bạn chưa phải là chủ sử dụng thửa đất. Hiện tại, ông nội bạn vẫn là chủ sử dụng của thửa đất đó.
Đến thời điểm ông nội bạn mất, nếu thửa đất chưa được sang tên bố bạn thì thửa đất được coi là di sản do ông nội bạn để lại và được chia thừa kế. Nếu ông nội bạn lập di chúc thì thửa đất được chia cho những người thừa kế theo di chúc. Nếu ông nội bạn không để lại di chúc thì di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật, theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.
Gửi yêu cầu tư vấn
Hệ thống sẽ gửi thông báo qua email khi câu trả lời của bạn được luật sư giải đáp.
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691