Điều kiện để người phạm tội được bảo lãnh ?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Khuya hôm đó phường giải bạn con lên C.A Q1 lúc đó tới bây giờ bạn con vẫn chưa nhận tội. Trước lúc đưa bạn con lên Quận , con có nhờ người cho gặp bạn con. Lúc đó không có ai con hỏi. Bạn bị gì ? Bạn con kêu té xe , con hỏi vậy lúc té có tang chứng trên người ko ? Bạn con nói không có tang chứng gì hết. Lúc té thì Thanh Niên Xung Phong gần đó thấy vậy gọi phường xuống đưa bạn con về .Bây giờ con rối quá con không biết là bạn con trên quận ra sao, con không biết bây giờ làm sao nữa. Con nghe c.a phường nói là có nhân chứng , vật chứng, nhưng bạn con nói là không có tang chứng. Bạn con chắc chắn rằng không là không có. Bây giờ tạm giam trên quận 1 vậy cho con hỏi có cách nào giúp bạn con không ạ?
Con xin cảm ơn !
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo định nghĩa trong từ điển thì " tang chứng là vật chứng hoặc nhân chứng". Trong trường hợp này, vừa có vật chứng và nhân chứng nên không thể nói là không có tang chứng được, nên buộc tội cướp giật tài sản là có căn cứ. Và nếu bạn bạn phạm tội cướp giật tài sản có thể bị phạt từ từ 1 năm đến 5 năm theo quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 tùy từng mức độ nguy hiểm của hành vi. Theo Điều 75 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định về bảo lãnh như sau:
" 1. Cá nhân hoặc tổ chức có thể nhận bảo lĩnh bị can, bị cáo. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có hai người.
2. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan."
Điều 92. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Như vậy, trong quá trình điều tra để đưa ra kết luận cuối cùng thì bạn vẫn có thể bảo lãnh cho bạn của bạn với điều kiện bạn phải làm giấy cam đoan không để bạn của bạn tiếp tục phạm tội, đảm bảo sự có mặt khi có giấy triệu tập; khi bạn nhận bảo lãnh thì ít nhất phải có hai người. Tuy nhiên, bạn của bạn được bảo lãnh không đồng nghĩa với việc không phạm tội mà các cơ quan vẫn tiến hành điều tra bình thường.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691