Công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ nước Lào thì giải quyết như thế nào?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Mã số: HS79
Câu hỏi:
Công dân Việt Nam phạm tội giết người (người Việt Nam) trên lãnh thổ nước Lào thì theo luật pháp của người Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này yêu cầu dẫn độ có được không? Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo quy định tại Điều 6 của Bộ luật Hình sự Việt Nam thì công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Hình sự thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định tại Điều 59, Điều 60 và Điều 61 của Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp này, Nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của Nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho Nước ký kết kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Đặc biệt, việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ theo quy định tại Điều 60 và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ, cụ thể:
Thứ nhất, điều kiện dẫn độ người phạm tội: Hành vi phạm pháp dẫn đến việc dẫn độ người phạm tội là hành vi phạm pháp mà theo pháp luật của các Nước ký kết có thể kết án tù từ một 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn. Việc dẫn độ để thi hành bản án hình sự chỉ được thực hiện khi người có hành vi phạm pháp bị kết án tù từ 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn.
Thứ hai, các trường hợp từ chối dẫn độ người phạm tội: (1) Người bị dẫn độ là công dân của Nước ký kết được yêu cầu; (2) Người đó là cá nhân đã có hành vi phạm pháp trong cùng một vụ án mà Nước ký kết được yêu cầu đã kết án hoặc đã có bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc đã có lệnh đình chỉ xét xử vụ án; (3) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy hành vi phạm pháp làm căn cứ dẫn độ đã hết thời hiệu tố tụng hình sự hoặc hết thời hiệu thi hành án; (4) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy không thể chấp nhận dẫn độ người phạm tội vì lý do đặc biệt.
Với trường hợp mà bạn nêu, đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên thì tội phạm giết người do công dân Việt Nam thực hiện trên lãnh thổ nước Lào là tội phạm có thể dẫn độ về Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Hình sự thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định tại Điều 59, Điều 60 và Điều 61 của Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp này, Nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của Nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho Nước ký kết kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Đặc biệt, việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ theo quy định tại Điều 60 và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ, cụ thể:
Thứ nhất, điều kiện dẫn độ người phạm tội: Hành vi phạm pháp dẫn đến việc dẫn độ người phạm tội là hành vi phạm pháp mà theo pháp luật của các Nước ký kết có thể kết án tù từ một 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn. Việc dẫn độ để thi hành bản án hình sự chỉ được thực hiện khi người có hành vi phạm pháp bị kết án tù từ 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn.
Thứ hai, các trường hợp từ chối dẫn độ người phạm tội: (1) Người bị dẫn độ là công dân của Nước ký kết được yêu cầu; (2) Người đó là cá nhân đã có hành vi phạm pháp trong cùng một vụ án mà Nước ký kết được yêu cầu đã kết án hoặc đã có bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc đã có lệnh đình chỉ xét xử vụ án; (3) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy hành vi phạm pháp làm căn cứ dẫn độ đã hết thời hiệu tố tụng hình sự hoặc hết thời hiệu thi hành án; (4) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy không thể chấp nhận dẫn độ người phạm tội vì lý do đặc biệt.
Với trường hợp mà bạn nêu, đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên thì tội phạm giết người do công dân Việt Nam thực hiện trên lãnh thổ nước Lào là tội phạm có thể dẫn độ về Việt Nam.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.
Gửi yêu cầu tư vấn
Hệ thống sẽ gửi thông báo qua email khi câu trả lời của bạn được luật sư giải đáp.
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691