Hệ thống pháp luật

Có được khai sinh là ngày âm lịch không?

Ngày gửi: 21/01/2021 lúc 09:42:32

Tên đầy đủ: Nguyễn Hà
Số điện thoại: xxx7647266
Email: hachis***@gmail.com

Mã số: HTPL42626

Câu hỏi:

Thưa luật sư. Tôi sinh con vào ngày 12.1.2021 (theo giấy chứng sinh) tôi muốn đổi ngày sinh của con thành ngày âm (30. 11.2020) khi làm giấy khai sinh cho con có đc không? Mong đc giải đáp sớm nhất. Cảm ơn luật sư.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý 

Luật Hộ tịch 2014;

Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện phám thi hành Luật hộ tịch.

2. Nội dung tư vấn

Khoản 1, Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 về nội dung đăng ký khai sinh quy định:

Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.”

Về ngày tháng năm sinh, điểm d, khoản 1, Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử

d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.”

Căn cứ các quy định nêu trên, việc lấy ngày Âm lịch để đăng ký khai sinh là không phù hợp với quy định của pháp luật

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM