Cơ cấu tổ chức và chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp quốc phòng
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Như chúng ta đã biết, vai trò hậu cần trong quân sự luôn đóng vai trò quan trọng và chủ lực của mỗi một lực lượng vũ trang. Hiện nay, các doanh nghiệp quốc phòng hoạt động trong thời bình đã và đang không ngừng đổi mới và phát triển để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2015 về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 12 năm 2015 tới đây. Theo đó, tại Điều 5, Nghị định 93/2015/NĐ-CP đã quy định một cách cụ thể cách thức tổ chức của các doanh nghiệp quốc phòng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đặc biệt, cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Còn đối với các doanh nghiệp quốc phòng khác thì sẽ do Bộ Quốc phòng quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên (Ban Kiểm soát) hoặc theo mô hình Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên (Ban Kiểm soát) căn cứ vào quy mô và đặc thù hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng đó.
Còn về chế độ công bố thông tin đối với các doanh nghiệp quốc phòng được ghi nhận tại Điều 7, Nghị định 93/2015/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp quốc phòng phải thực hiện việc công khai những thông tin liên quan đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, thông tin pháp nhân của doanh nghiệp trước ngày 20 tháng 6 hằng năm, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư . Cụ thể bao gồm:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật;
b) Lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, các mục tiêu phát triển dài hạn, kết quả thực hiện mục tiêu trong năm và mục tiêu phấn đấu năm sau;
c) Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ) năm trước liền kề;
d) Kế hoạch, kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp (nếu có); danh sách các công ty do doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
đ) Thu nhập bình quân người lao động.
Còn đối với các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng thì trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm tổng hợp và gửi các thông tin này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, có ý kiến hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691