Hệ thống pháp luật

Chế độ nghỉ phép chăm sóc con ốm khi đã ly hôn. Không phải là người trực tiếp nuôi con, con nằm viện có được nghỉ chăm sóc con?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: LD26

Câu hỏi:

Tôi và vợ tôi đã làm thủ tục ly hôn 2 năm nay rồi, con trai tôi 4 tuổi ở với mẹ, mới đây cháu ăn trưa ở trường bị ngộ độc thực phẩm nên đang cấp cứu ở viện. Vậy cho tôi hỏi, con trai tôi ở với mẹ, con trai tôi nằm viện thì tôi có được hưởng chế độ nghỉ việc chăm sóc con không? Cám ơn luật sư, mong được hồi đáp.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, khi con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Về bản chất, mặc dù hai bạn đã ly hôn, tuy nhiên nhưng con chung của hai người thì không thể thay đổi, chính vì vậy nếu có xác nhận của cơ sở y tế về con ốm thì bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM