Cách tính lương hưu cho quân nhân chuyển ngành. Trong ngành quốc phòng, tính lương hưu có theo bậc quân hàm không?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi muốn hỏi : Bố tôi sinh năm 1958 nhập ngũ tháng 5 năm 1977 qua trường Đào tạo sỹ quan ra trường 1982 cấp bậc trung úy. Tháng 6 năm 1988 thăng quân hàm thượng úy, tháng 10 năm 1991 về phục viên trong quyết định phục viên ghi : Phục vụ liên tục trong quân đội 14 năm 5 tháng. Tháng 10 năm 1995, bố tôi đã tìm được công việc mới tại một Tổng công ty nhà nước làm việc tại văn phòng, áp dụng theo thang bảng lương nhà nước quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hệ số lương hiện tại là 3,89. Bố tôi năm nay năm 58 tuổi muốn nghỉ hưu trước 2 tuổi có được tính lương hưu theo quân hàm đại úy không ? Khi làm sổ bảo hiểm xã hội 2002: Các anh ở cơ quan ở bảo hiểm xã hội nói khi về hưu được tính lương hưu đại úy. Hiện nay, tôi biết có Nghị định 68/2007/NĐ-CP và Nghị định 153/2013/NĐ-CP. Hiện tại 5 chế độ quy định cho quân nhân phục viên xuất ngũ bố tôi không được hưởng, bố tôi muốn hỏi khi về hưu bố tôi sẽ được hưởng lương hưu như thế nào ? Xin chân thành cảm ơn các luật sư.
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn sinh năm 1958, nhập ngũ tháng 5/1977. Đến tháng 10/1991 có quyết định phục viên với nội dung phục vụ liên tục 14 năm 5 tháng Sau đó, bố bạn làm trong doanh nghiệp Nhà nước và hưởng lương theo Nghị định 21/2009/NĐ-CP với hệ số lương là 3,98 nhưng không nói về việc hưởng lương có theo quân hàm hay không. Theo Chỉ thị 1715/CT-CS tại mục 2 có quy định như sau:
“Trường hợp đã được Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét vận dụng thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định của chức danh đang đảm nhiệm, nếu tổ chức không còn nhu cầu sử dụng, khi nghỉ hưu, đủ điều kiện thì được xét hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ. Cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi cao nhất tương ứng phải căn cứ vào trần quân hàm quy định về chức danh của cấp có thẩm quyền quyết định ban hành mà sĩ quan đang đảm nhiệm (không tính theo cấp bậc quân hàm đã được vận dụng thăng cao hơn một bậc). Trường hợp này, tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi là tiền lương bình quân của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi nghỉ hưu.”
Như vậy, theo quy định này, bố bạn có được tính lương hưu theo quân hàm nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật.
Khi về hưu sẽ được hưởng lương hưu như thế nào?
Theo Nghị định 153/2013/NĐ-CP có 5 chế độ được hưởng đó là:
- Chế độ thai sản
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
- Chế độ ốm đau
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định về cách tính lương hưu như sau:
“8. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân hoặc của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 6, Khoản 7 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH. Thời gian được tính thâm niên nghề làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu là tổng thời gian làm việc trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (có đóng bảo hiểm xã hội); nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian làm việc được tính hưởng nhiều loại thâm niên nghề cùng một lúc thì chỉ được tính hưởng một loại thâm niên nghề.
c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề mà quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
d) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu”.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691