Hệ thống pháp luật

Bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam ?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: LD152

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư! em có một số vấn đề muốn hỏi về bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tại VN, mong anh chị giải đáp giúp. Công ty có một số người lao động nước ngoài có hợp động trên 12 tháng, đã có giấy phép lao động Theo luật BHXH 2014 thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cả người lao động nước ngoài có giấy phép lao động.
Theo luật BHYT mới sửa đổi bổ sung thì những người lao động nước ngoài ở công ty em cũng là đối tượng lao động bắt buộc tham gia BHYT. Nhưng theo luật việc làm 2013 thì đối tượng đóng BHTN không bao gồm người nước ngoài. Như vậy thì nếu bây giờ công ty em đóng BH cho lao động nước ngoài thì cần đóng những loại bảo hiểm nào? và trong trường hợp sau này những người này nghỉ việc trở về nước thì có được bên bảo hiểm giải quyết chế độ gì không ạ? Em rất mong nhận được tư vấn sớm nhất và em xin cảm ơn ạ!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hiện nay do người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên căn cứ vào quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì chế độ bảo hiểm đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và chế độ bảo hiểm y tế
  • Thứ nhất, chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ vào khoản 2, điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014
Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Do công ty bạn sử dụng một số người nước ngoài làm việc trong 12 tháng mà họ có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hay giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì bạn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ
  • Thứ hai, chế độ bảo hiểm y tế:
Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 12 của Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
Trong quy định trên không đề cấp tới người lao động là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài mà chỉ đề cập là " người lao động" nên được hiểu bao gồm cả người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bên cạnh đó hợp động giữa công ty bạn với những người nước ngoài là hợp đồng có thời hạn 12 tháng nên đối chiếu với quy định trên thì công ty của bạn hàng tháng sẽ phải đóng bảo hiểm y tế cho những người nước ngoài làm việc cho công ty bạn và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của họ để nộp cũng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Đối với cả hai chế độ bảo hiểm trên, trong thời gian đóng bảo hiểm mà người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của Việt Nam hoặc ốm đau phải nghỉ việc có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam hoặc bị tan ngạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp thì sẽ được bên bảo hiểm giải quyết.Còn khi những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn hợp đồng và về nước thì bên bảo hiểm sẽ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần cho họ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM