Chương 8 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG
Điều 70. Miễn trách nhiệm bồi thường hàng hóa bị tổn thất
Doanh nghiệp không phải bồi thường tổn thất hàng hóa trong những trường hợp sau đây:
1. Do nguyên nhân bất khả kháng.
2. Do tính chất tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa; do đặc điểm của hàng hóa gây ra tự cháy, biến chất, hao hụt, han gỉ, nứt vỡ; động vật sống bị dịch bệnh.
3. Hàng hóa có người áp tải bị mất mát, hư hỏng, hao hụt không do lỗi của doanh nghiệp gây ra.
4. Người thuê vận tải bao gói, đóng thùng, xếp hàng hóa trong công-ten-nơ không đúng quy cách.
5. Do khuyết tật của bao bì, của hàng hóa đóng trong công-ten-nơ mà doanh nghiệp không thể phát hiện ra được.
6. Khai sai tên hàng hóa; đánh dấu ký hiệu kiện hàng hóa không đúng.
7. Hàng hóa do người gửi hàng niêm phong, khi dỡ hàng dấu hiệu, ký hiệu niêm phong còn nguyên vẹn, toa xe hoặc công-ten-nơ không có dấu vết bị mở, phá.
8. Hàng hóa xếp trong toa xe không mui còn nguyên vẹn dấu hiệu bảo vệ; dây chằng buộc tốt, bao kiện còn nguyên vẹn, đủ số lượng; không có dấu hiệu bị phá, mở.
9. Do quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại
10. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu giữ hoặc cưỡng chế kiểm tra dẫn đến bị hư hỏng, hao hụt, mất mát.
Điều 71. Bồi thường hàng hóa bị tổn thất, thất lạc
Doanh nghiệp bồi thường hàng hóa bị tổn thất cho người thuê vận tải, người nhận hàng theo quy định sau:
1. Hàng hóa bị mất mát toàn bộ thì bồi thường toàn bộ, hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hàng hóa mất hoàn toàn giá trị sử dụng thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
2. Mức bồi thường hàng hóa thiếu hụt, mất mát thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa có kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo giá trị kê khai; trường hợp doanh nghiệp chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế;
b) Đối với hàng hóa không kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo quy định: theo mức do hai bên thỏa thuận; theo giá trị trên hóa đơn mua hàng; theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả cước vận chuyển và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.
3. Trường hợp không có cơ sở để giải quyết theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này thì mức bồi thường không vượt quá 50.000đ (năm mươi nghìn) đồng tiền Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất.
4. Đối với hàng hóa đã được người thuê vận tải mua bảo hiểm hàng hóa, việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm.
5. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 của Điều này, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải toàn bộ tiền cước hoặc số phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.
6. Người thuê vận tải, người nhận hàng và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường hàng hóa được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 của Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại
Điều 72. Tiền đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển
Tiền đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe là khoản tiền mà người thuê vận tải hoặc người nhận hàng phải trả cho doanh nghiệp do kéo dài thời gian chiếm dụng so với kỳ hạn được quy định. Biểu giá tiền đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe do doanh nghiệp quy định.
Điều 73. Bồi thường hư hỏng đầu máy, toa xe và dụng cụ vận chuyển
Trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa, nếu người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc doanh nghiệp làm hư hỏng phương tiện vận chuyển, dụng cụ vận chuyển, mất mát phụ tùng, trang thiết bị của phương tiện thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 74. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt, nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các bên thì doanh nghiệp và người thuê vận tải, người nhận hàng giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Luật Đường sắt.
Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa
- Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
- Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của người nhận hàng
- Điều 7. Đơn vị tính thời gian trong hoạt động vận tải hàng hóa
- Điều 8. Địa điểm giao dịch của doanh nghiệp
- Điều 9. Niêm yết giá cước vận tải và các loại chi phí khác
- Điều 10. Hình thức vận chuyển
- Điều 11. Những hàng hóa phải vận chuyển theo hình thức nguyên toa
- Điều 12. Toa xe chở hàng
- Điều 13. Hợp đồng vận tải hàng hóa
- Điều 14. Nguyên tắc chung trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng vận tải
- Điều 15. Nội dung của hợp đồng vận tải
- Điều 16. Xác định tên hàng hóa
- Điều 17. Điều kiện của hàng hóa được nhận vận tải
- Điều 18. Từ chối vận tải hoặc đình chỉ vận tải
- Điều 19. Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa
- Điều 20. Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố
- Điều 21. Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ
- Điều 22. Kỳ hạn đưa hàng hóa đến ga gửi
- Điều 23. Hàng hóa lưu kho, lưu bãi
- Điều 24. Kỹ thuật xếp hàng hóa trên toa xe
- Điều 25. Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa
- Điều 26. Thời gian xếp, dỡ
- Điều 27. Hàng hóa không xếp chung vào cùng một toa xe
- Điều 28. Đóng gói hàng hóa
- Điều 29. Thẻ buộc hàng hóa
- Điều 30. Trách nhiệm xác định trọng lượng hàng hóa
- Điều 31. Kê khai giá trị hàng hóa và bảo hiểm hàng hóa
- Điều 32. Giao nhận hàng hóa
- Điều 33. Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa
- Điều 34. Niêm phong toa xe, hàng hóa
- Điều 35. Hóa đơn gửi hàng hóa
- Điều 36. Giấy tờ kèm theo hóa đơn gửi hàng hóa
- Điều 37. Bảo quản hàng hóa
- Điều 38. Áp tải hàng hóa
- Điều 39. Kỳ hạn vận chuyển
- Điều 40. Báo tin hàng đến
- Điều 41. Kỳ hạn nhận hàng
- Điều 42. Giao hàng cho người nhận hàng
- Điều 43. Vệ sinh, đóng cửa toa xe
- Điều 44. Gửi trả dụng cụ chuyên chở kèm theo toa xe, vật liệu gia cố về ga gửi hàng
- Điều 45. Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng
- Điều 46. Hàng không có người nhận
- Điều 47. Hàng hóa coi như bị thất lạc
- Điều 48. Hàng hóa bị tịch thu, xử lý
- Điều 49. Tắc đường vận chuyển
- Điều 50. Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển
- Điều 51. Hàng xếp sai trọng lượng, xếp quá tải
- Điều 52. Hủy bỏ vận chuyển
- Điều 53. Thay đổi người nhận hàng
- Điều 54. Thay đổi ga đến
- Điều 55. Vận chuyển hàng hóa bằng công-ten-nơ
- Điều 56. Vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 57. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 58. Vận chuyển hàng hóa trên đường nhánh và đường sắt chuyên dùng có kết nối vào đường sắt quốc gia
- Điều 59. Cước vận tải và các chi phí khác
- Điều 60. Bậc cước vận tải
- Điều 61. Trọng lượng tính cước vận tải
- Điều 62. Khoảng cách tính cước vận tải
- Điều 63. Tiền dồn toa xe
- Điều 64. Các chi phí khác
- Điều 65. Tiền đọng toa xe và dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe
- Điều 66. Thưởng, phạt
- Điều 67. Đồng tiền và hình thức thanh toán
- Điều 68. Quy định về thanh toán
- Điều 69. Điều chỉnh cước vận tải và các chi phí khác