Chương 5 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
GIẢI QUYẾT SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN
Điều 45. Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng
Khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng không đến nhận hàng hóa theo quy định tại
Điều 46. Hàng không có người nhận
1. Hàng hóa không có người nhận được xử lý theo quy định tại Điều 106 của Luật Đường sắt.
2. Đối với hàng hóa mau hỏng, sau khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà không có người đến nhận thì được xem như hàng hóa không có người nhận. Doanh nghiệp được miễn trách nhiệm về việc hàng hóa bị hư hỏng, hao hụt và được làm thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Hàng hóa coi như bị thất lạc
1. Hàng hóa coi như bị thất lạc nếu quá kỳ hạn vận chuyển với thời hạn sau mà doanh nghiệp chưa báo tin hàng đến:
a) Đối với hàng hóa thông thường là 15 ngày;
b) Đối với hàng hóa mau hỏng là 04 ngày.
2. Việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị thất lạc thực hiện theo quy định tại
Điều 48. Hàng hóa bị tịch thu, xử lý
Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, tịch thu hoặc xử lý thì doanh nghiệp phải lập biên bản theo quy định và báo ngay cho người nhận hàng, người thuê vận tải biết.
1. Khi tắc đường mà không thể vận chuyển tiếp hàng hóa thì doanh nghiệp phải báo ngay cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết để thống nhất biện pháp xử lý. Người thuê vận tải lựa chọn và thống nhất với doanh nghiệp thực hiện một trong các hình thức giải quyết sau:
a) Đưa hàng hóa quay về ga gửi;
b) Đưa hàng hóa quay lại để dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng tuyến đường;
c) Chuyển tải hàng hóa để đi tiếp;
d) Đợi thông đường để đi tiếp.
2. Khi tắc đường do lỗi của doanh nghiệp, người thuê vận tải có quyền yêu cầu doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa theo một trong những hình thức quy định tại khoản 1 Điều này. Việc thanh toán tiền cước giải quyết như sau:
a) Nếu đưa hàng hóa về ga gửi, doanh nghiệp phải hoàn lại toàn bộ tiền cước và các chi phí phát sinh theo hợp đồng mà người thuê vận tải đã trả cho doanh nghiệp;
b) Nếu đưa hàng hóa quay lại để dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng tuyến đường, doanh nghiệp phải trả lại tiền cước trên đoạn đường từ ga dỡ hàng đến ga đến ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa;
c) Nếu chuyển tải hàng hóa để đi tiếp, doanh nghiệp tổ chức chuyển tải đối với những hàng hóa mà mình có khả năng tổ chức chuyển tải, người thuê vận tải không phải trả chi phí chuyển tải.
3. Khi tắc đường không do lỗi của doanh nghiệp, người thuê vận tải thỏa thuận với doanh nghiệp để lựa chọn vận chuyển hàng hóa theo một trong những hình thức quy định tại khoản 1 Điều này. Việc thanh toán tiền cước giải quyết như sau:
a) Nếu đưa hàng hóa về ga gửi hoặc dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng một tuyến đường hoặc dỡ xuống tại ga tắc đường, doanh nghiệp trả lại cước trên đoạn đường từ ga tắc đường đến ga đến ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa và thu 50% tiền cước đoạn đường quay trở lại;
b) Nếu chuyển tải hàng hóa để đi tiếp, doanh nghiệp tổ chức chuyển tải đối với những hàng hóa mà mình có khả năng tổ chức chuyển tải, người thuê vận tải phải trả mọi chi phí phát sinh từ việc chuyển tải.
4. Khi doanh nghiệp đã báo tin tắc đường mà không nhận được yêu cầu giải quyết của người thuê vận tải thì xử lý như sau:
a) Đối với hàng hóa dễ hư hỏng, động vật sống mà sau 04 ngày không nhận được ý kiến của người thuê vận tải, doanh nghiệp được quyền xử lý theo
b) Đối với hàng hóa khác, doanh nghiệp chờ thông đường để tiếp tục vận chuyển.
5. Doanh nghiệp không thu tiền thay đổi nguyên toa của người thuê vận tải đối với các trường hợp quy định tại Điều này.
Điều 50. Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển
1. Đối với hàng hóa thông thường, nếu phát hiện bị khai sai tên, doanh nghiệp tiếp tục chở đến ga đến và được thu của người nhận hàng:
a) Tiền cước còn thiếu;
b) Tiền phạt khai sai tên hàng.
2. Đối với hàng nguy hiểm, hàng hóa cần có biện pháp bảo vệ đặc biệt, nếu phát hiện người thuê vận tải khai không đúng thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp có thể gây nguy hại đến an toàn chạy tàu và các hàng hóa khác, doanh nghiệp cho dỡ xuống ga gần nhất tàu sắp tới và báo cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết. Doanh nghiệp tính lại tiền cước, thu các chi phí phát sinh và thu tiền phạt trên đoạn đường thực tế đã vận chuyển;
b) Trường hợp có thể tiếp tục vận chuyển mà không gây mất an toàn, doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và có quyền thu của người nhận hàng các khoản tiền theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
Điều 51. Hàng xếp sai trọng lượng, xếp quá tải
Trường hợp khai sai trọng lượng đối với hàng nguyên toa mà do chủ hàng khai trong tờ khai gửi hàng không đúng với trọng lượng hàng thực tế trên toa xe, bao gồm các trường hợp sau:
1. Nếu tổng trọng lượng hàng thực tế trên toa ≤ 105% trọng tải kỹ thuật của toa xe hoặc chưa vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và thu thêm của người nhận hàng tiền cước vận tải còn thiếu kèm theo khoản tiền phạt bội tải theo quy định của doanh nghiệp.
2. Nếu phát hiện tổng trọng lượng hàng thực tế trên toa lớn hơn 105% trọng tải kỹ thuật của toa xe (vượt quá 5%) hoặc vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì doanh nghiệp được quyền dỡ phần trọng lượng bội tải, thông báo cho người thuê vận tải biết và thống nhất biện pháp giải quyết. Doanh nghiệp được quyền thu tiền phạt bội tải và các chi phí phát sinh theo quy định của doanh nghiệp. Nếu người thuê vận tải yêu cầu chở tiếp phần hàng bội tải tới ga đến thì được vận chuyển theo thỏa thuận mới.
Người thuê vận tải có quyền yêu cầu hủy bỏ vận chuyển khi tàu chưa chạy tại ga gửi và phải chịu chi phí phát sinh do việc hủy bỏ vận chuyển gây ra. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện hủy bỏ vận chuyển theo quy định của doanh nghiệp.
Điều 53. Thay đổi người nhận hàng
1. Người thuê vận tải có quyền chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người nhận hàng trước đó (việc thay đổi người nhận hàng chỉ được thực hiện một lần) và phải chịu chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện thay đổi người nhận hàng theo quy định của doanh nghiệp.
1. Người thuê vận tải có quyền thay đổi ga đến ngay cả khi hàng hóa đang được vận chuyển trên đường hoặc đã tới ga đến (việc thay đổi ga đến chỉ được thực hiện một lần) nhưng phải chịu chi phí phát sinh do thay đổi ga đến.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện thay đổi ga đến theo quy định của doanh nghiệp.
Điều 55. Vận chuyển hàng hóa bằng công-ten-nơ
1. Doanh nghiệp chỉ nhận vận chuyển công-ten-nơ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của toa xe; công-ten-nơ vận chuyển trên toa xe phải bảo đảm tải trọng cầu đường, khổ giới hạn đường sắt và có chứng nhận an toàn còn giá trị.
2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về loại hàng hóa, biện pháp xếp và trọng lượng hàng hóa xếp trong công-ten-nơ để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển bằng đường sắt.
3. Biện pháp kỹ thuật và tổ chức vận chuyển công-ten-nơ do doanh nghiệp quy định.
Điều 56. Vận chuyển hàng nguy hiểm
Việc phân loại, điều kiện kỹ thuật xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện theo Nghị định số 109/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 57. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường bằng có chiều cao tính từ mặt ray trở lên hoặc chiều rộng vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt (sau đây được gọi là hàng quá khổ giới hạn);
b) Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường thẳng có chiều dài của hàng vượt quá chiều dài sàn của toa xe (sau đây được gọi là hàng quá dài).
2. Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trọng khi thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe;
b) Hàng hóa có chiều dài tiếp xúc trên mặt sàn toa xe nhỏ hơn 2 mét và có trọng lượng lớn hơn 16 tấn.
3. Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp và người thuê vận tải thỏa thuận.
4. Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường sắt, doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của tổ chức có thẩm quyền.
5. Việc tổ chức vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được thực hiện theo quy định của doanh nghiệp.
Việc vận chuyển hàng hóa trên đường nhánh, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia và ngược lại phải phù hợp với các quy định của Thông tư này.
Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa
- Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
- Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của người nhận hàng
- Điều 7. Đơn vị tính thời gian trong hoạt động vận tải hàng hóa
- Điều 8. Địa điểm giao dịch của doanh nghiệp
- Điều 9. Niêm yết giá cước vận tải và các loại chi phí khác
- Điều 10. Hình thức vận chuyển
- Điều 11. Những hàng hóa phải vận chuyển theo hình thức nguyên toa
- Điều 12. Toa xe chở hàng
- Điều 13. Hợp đồng vận tải hàng hóa
- Điều 14. Nguyên tắc chung trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng vận tải
- Điều 15. Nội dung của hợp đồng vận tải
- Điều 16. Xác định tên hàng hóa
- Điều 17. Điều kiện của hàng hóa được nhận vận tải
- Điều 18. Từ chối vận tải hoặc đình chỉ vận tải
- Điều 19. Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa
- Điều 20. Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố
- Điều 21. Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ
- Điều 22. Kỳ hạn đưa hàng hóa đến ga gửi
- Điều 23. Hàng hóa lưu kho, lưu bãi
- Điều 24. Kỹ thuật xếp hàng hóa trên toa xe
- Điều 25. Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa
- Điều 26. Thời gian xếp, dỡ
- Điều 27. Hàng hóa không xếp chung vào cùng một toa xe
- Điều 28. Đóng gói hàng hóa
- Điều 29. Thẻ buộc hàng hóa
- Điều 30. Trách nhiệm xác định trọng lượng hàng hóa
- Điều 31. Kê khai giá trị hàng hóa và bảo hiểm hàng hóa
- Điều 32. Giao nhận hàng hóa
- Điều 33. Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa
- Điều 34. Niêm phong toa xe, hàng hóa
- Điều 35. Hóa đơn gửi hàng hóa
- Điều 36. Giấy tờ kèm theo hóa đơn gửi hàng hóa
- Điều 37. Bảo quản hàng hóa
- Điều 38. Áp tải hàng hóa
- Điều 39. Kỳ hạn vận chuyển
- Điều 40. Báo tin hàng đến
- Điều 41. Kỳ hạn nhận hàng
- Điều 42. Giao hàng cho người nhận hàng
- Điều 43. Vệ sinh, đóng cửa toa xe
- Điều 44. Gửi trả dụng cụ chuyên chở kèm theo toa xe, vật liệu gia cố về ga gửi hàng
- Điều 45. Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng
- Điều 46. Hàng không có người nhận
- Điều 47. Hàng hóa coi như bị thất lạc
- Điều 48. Hàng hóa bị tịch thu, xử lý
- Điều 49. Tắc đường vận chuyển
- Điều 50. Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển
- Điều 51. Hàng xếp sai trọng lượng, xếp quá tải
- Điều 52. Hủy bỏ vận chuyển
- Điều 53. Thay đổi người nhận hàng
- Điều 54. Thay đổi ga đến
- Điều 55. Vận chuyển hàng hóa bằng công-ten-nơ
- Điều 56. Vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 57. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 58. Vận chuyển hàng hóa trên đường nhánh và đường sắt chuyên dùng có kết nối vào đường sắt quốc gia
- Điều 59. Cước vận tải và các chi phí khác
- Điều 60. Bậc cước vận tải
- Điều 61. Trọng lượng tính cước vận tải
- Điều 62. Khoảng cách tính cước vận tải
- Điều 63. Tiền dồn toa xe
- Điều 64. Các chi phí khác
- Điều 65. Tiền đọng toa xe và dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe
- Điều 66. Thưởng, phạt
- Điều 67. Đồng tiền và hình thức thanh toán
- Điều 68. Quy định về thanh toán
- Điều 69. Điều chỉnh cước vận tải và các chi phí khác