Điều 44 Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất, nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí do Bộ Tài chính ban hành
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Địa Điểm làm thủ tục hải quan:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí được thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
2. Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập:
Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ hoạt động dầu khí được lưu lại tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
3. Địa Điểm đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phục vụ hoạt động dầu khí:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Danh Mục hàng hóa miễn thuế được tách, cấp Danh Mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi thành nhiều Phụ lục khác nhau theo đề nghị của người đăng ký danh Mục nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tổng lượng hàng hóa các Phiếu theo dõi trừ lùi được tách, cấp phải bằng tổng lượng hàng hóa trên Danh Mục miễn thuế đã cấp và phù hợp với Mục tiêu của dự án.
4. Một số trường hợp đặc thù:
a) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất theo Hợp đồng thuê mượn, Hợp đồng dịch vụ không tái xuất mà chuyển giao sang cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo hợp đồng thuê mượn, hợp đồng dịch vụ:
Căn cứ Hợp đồng thuê mượn, Hợp đồng dịch vụ với nhà thầu dầu khí khác tại Việt Nam, doanh nghiệp tạm nhập làm thủ tục tái xuất, doanh nghiệp trúng thầu Hợp đồng dầu khí tiếp theo làm thủ tục tạm nhập sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất.
Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, không thực hiện xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí từ 10 (mười) năm trở lên, đã hết thời hạn sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng:
Khi thực hiện thanh lý, Doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai nhập khẩu theo quy định và có văn bản cam kết về việc hàng hóa thanh lý có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí. Các thủ tục liên quan đến thanh lý hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 85 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Về giá trị hàng hóa, năm nhập khẩu do doanh nghiệp tự kê khai và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật; chính sách thuế thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Đối với hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất mà chuyển thành hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định: Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
d) Đối với tàu thuê từ nước ngoài để phục vụ hoạt động dầu khí hết theo Hợp đồng cung cấp hoặc Hợp đồng dịch vụ ký kết với các nhà thầu dầu khí:
Sau khi hết thời hạn thuê tàu, người khai hải quan phải đưa tàu vào khu vực giám sát hải quan để cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát theo quy định, đồng thời cam kết thời hạn neo tàu tại Việt Nam để chờ ký Hợp đồng mới.
Khi tìm được Hợp đồng mới, người khai hải quan thực hiện mở tờ khai tái xuất và tờ khai tạm nhập để chuyển giao con tàu và bị xử phạt theo quy định.
Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất, nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 69/2016/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/05/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 373 đến số 374
- Ngày hiệu lực: 20/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Một số quy định đặc thù
- Điều 5. Thuế và lệ phí
- Điều 6. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 7. Hồ sơ hải quan
- Điều 8. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập
- Điều 9. Trách nhiệm của Thương nhân
- Điều 10. Hoàn thuế, không thu thuế tờ khai hải quan tạm nhập
- Điều 11. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 12. Hồ sơ hải quan
- Điều 13. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất
- Điều 14. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp mua xăng dầu, khí theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP
- Điều 15. Trách nhiệm của Thương nhân
- Điều 16. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 17. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 18. Hồ sơ hải quan
- Điều 19. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa
- Điều 20. Trách nhiệm của Thương nhân
- Điều 21. Thủ tục hải quan
- Điều 22. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí quá cảnh
- Điều 25. Quy định riêng
- Điều 26. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 27. Hồ sơ hải quan
- Điều 28. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, nguyên liệu
- Điều 29. Trách nhiệm của Thương nhân
- Điều 30. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 31. Hồ sơ hải quan
- Điều 32. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất; Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập
- Điều 33. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu
- Điều 34. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi tàu biển xuất cảnh
- Điều 35. Trách nhiệm của Thương nhân
- Điều 36. Thủ tục hải quan
- Điều 37. Hồ sơ hải quan
- Điều 38. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất; Chi cục Hải quan nơi máy bay xuất cảnh
- Điều 39. Trách nhiệm của Thương nhân
- Điều 40. Địa Điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 41. Hồ sơ hải quan
- Điều 42. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 43. Trách nhiệm của Thương nhân