Chương 1 Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định về thi hành án hình sự tại cộng đồng do Bộ Công an ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thực hiện trình tự, thủ tục thi hành án hình sự tại cộng đồng và quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng; trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong thi hành án hình sự tại cộng đồng.
2. Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Công an các đơn vị, địa phương trong thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng; người chấp hành án hình sự tại cộng đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án hình sự tại cộng đồng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thi hành án hình sự tại cộng đồng bao gồm thi hành án treo, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
2. Quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng bao gồm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế; quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
3. Người chấp hành án hình sự tại cộng đồng bao gồm người được hưởng án treo; người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người được hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện (sau đây viết gọn là người chấp hành án).
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm thi hành nghiêm minh bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và pháp luật có liên quan.
4. Quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án chặt chẽ, có hiệu quả; tạo điều kiện cho người chấp hành án có điều kiện thuận lợi nhất để chấp hành án, sớm chấp hành xong án phạt, trở thành người có ích cho xã hội; phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội của người chấp hành án; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án.
5. Công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng phải được thực hiện thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Công an các đơn vị, địa phương; đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp; phục vụ có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội.
Điều 4. Kinh phí thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng trong Công an nhân dân
1. Kinh phí thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng trong Công an nhân dân được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an giao cho Công an các đơn vị, địa phương.
2. Công an các đơn vị, địa phương chủ động tham mưu với chính quyền địa phương đảm bảo ngân sách hoặc huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để hỗ trợ cho công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng ở địa phương.
Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định về thi hành án hình sự tại cộng đồng do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 65/2019/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/11/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng
- Điều 4. Kinh phí thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng trong Công an nhân dân
- Điều 5. Tiếp nhận bản án, quyết định, hồ sơ, tài liệu thi hành án hình sự tại cộng đồng
- Điều 6. Hồ sơ thi hành án hình sự tại cộng đồng
- Điều 7. Thực hiện triệu tập người chấp hành án để làm thủ tục thi hành án và cam kết chấp hành án
- Điều 8. Hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án
- Điều 9. Về thực hiện quản lý cư trú đối với người chấp hành án
- Điều 10. Về thực hiện nhận xét, báo cáo trong quá trình chấp hành án
- Điều 11. Triệu tập người chấp hành án trong thời gian chấp hành án
- Điều 12. Thực hiện việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án hình sự tại cộng đồng
- Điều 13. Về thực hiện xử lý trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật, phạm tội mới
- Điều 14. Giải quyết trường hợp người chấp hành án chết
- Điều 15. Thực hiện thủ tục kết thúc thi hành án hình sự tại cộng đồng
- Điều 16. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự tại cộng đồng
- Điều 17. Tổ chức thi hành án hình sự tại cộng đồng đối với các trường hợp do Quân đội chuyển giao
- Điều 18. Thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng đối với các huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 19. Thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án là người nước ngoài
- Điều 20. Thực hiện kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án
- Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ
- Điều 22. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh
- Điều 23. Trách nhiệm của Công an cấp huyện
- Điều 24. Trách nhiệm của Công an cấp xã
- Điều 25. Trách nhiệm của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi quản lý phạm nhân phải chấp hành án hình sự tại cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù