Điều 4 Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 4. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
1. Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là:
a) Trái phiếu Chính phủ đang giao dịch trên thị trường; hoặc
b) Trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng các đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, thiết kế trái phiếu giả định báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ khi đáo hạn được thực hiện dưới hình thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao tài sản cơ sở theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Phương thức thanh toán phải được quy định trước khi niêm yết.
3. Mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
4. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và công bố trên trang thông tin điện tử các nội dung sau:
a) Danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao, nguyên tắc xác định và hệ số chuyển đổi (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở);
b) Danh sách các trái phiếu Chính phủ được sử dụng để xác định giá thanh toán cuối cùng, nguyên tắc xác định và tỷ trọng từng trái phiếu trong danh sách đó (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức thanh toán bằng tiền).
5. Việc xác định và công bố thông tin về các trái phiếu Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều này thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định thời điểm cuối cùng để chốt danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao hoặc được sử dụng để xác định giá thanh toán cuối cùng. Sau thời điểm đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không được điều chỉnh danh sách các trái phiếu Chính phủ nêu trên.
Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 58/2021/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/07/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 757 đến số 758
- Ngày hiệu lực: 27/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. Giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư
- Điều 6. Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư
- Điều 7. Nhận, thực hiện lệnh, xác nhận kết quả giao dịch
- Điều 8. Sửa lỗi sau giao dịch
- Điều 9. Nguyên tắc thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư
- Điều 10. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
- Điều 11. Nguyên tắc bù trừ, thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 12. Tài khoản ký quỹ thành viên bù trừ
- Điều 13. Ký quỹ của thành viên bù trừ
- Điều 14. Tài sản ký quỹ
- Điều 15. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán
- Điều 16. Quỹ bù trừ
- Điều 17. Hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt
- Điều 18. Hoạt động của thành viên tạo lập thị trường
- Điều 19. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch
- Điều 20. Hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch
- Điều 21. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt
- Điều 22. Hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt
- Điều 23. Đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường
- Điều 24. Hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường
- Điều 25. Các hình thức xử lý vi phạm khác đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam