Mục 2 Chương 4 Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Mục 2. THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Điều 26. Hoạt động của thành viên bù trừ
1. Thành viên bù trừ phải ký hợp đồng bù trừ, thanh toán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thành viên bù trừ chung phải ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên không bù trừ (nếu có). Các hợp đồng phải có điều khoản nêu rõ thành viên bù trừ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng môi giới và khách hàng bù trừ, thanh toán, đứng tên vị thế của các khách hàng này và chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Thành viên bù trừ phải có nghĩa vụ quản lý tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ tới từng khách hàng; xây dựng hệ thống sổ theo dõi và tổng hợp đầy đủ thông tin về vị thế, lãi lỗ vị thế hàng ngày, giá trị ký quỹ ban đầu, giá trị ký quỹ yêu cầu, giá trị và danh mục tài sản ký quỹ theo từng tài khoản của nhà đầu tư.
3. Thành viên bù trừ có quyền quy định giá trị ký quỹ ban đầu, giá trị ký quỹ yêu cầu, tỷ lệ ký quỹ bằng tiền đối với nhà đầu tư nhưng không được thấp hơn các giá trị tương ứng theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thông tin về tài sản được chấp nhận ký quỹ, phương thức và thời gian nộp ký quỹ phải được thành viên bù trừ công bố chi tiết trên trang thông tin điện tử của thành viên bù trừ đó.
Điều 27. Đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định đình chỉ đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
a) Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán với nghĩa vụ thanh toán thiếu hụt vượt quá tổng số dư tài sản ký quỹ có thể sử dụng tại thời điểm xác định mất khả năng thanh toán và số dư tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của chính thành viên bù trừ đó;
b) Thành viên bù trừ không đóng góp đủ vào Quỹ bù trừ theo yêu cầu trong vòng 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thành viên bù trừ không hoàn trả đủ tiền hỗ trợ thanh toán từ Quỹ bù trừ, Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và nguồn vốn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày sử dụng;
d) Thành viên bù trừ không chuyển đủ khoản tiền bồi thường theo quy định tại
đ) Thành viên bù trừ không thực hiện giảm số lượng vị thế vượt quá giới hạn vị thế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo vi phạm của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
e) Thành viên bù trừ không thực hiện nộp tài sản ký quỹ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
g) Thành viên bù trừ có từ 02 lần trở lên trong 01 tháng hoặc trong 02 tháng liên tiếp bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định khiển trách;
h) Thành viên bù trừ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
i) Các trường hợp khác theo Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
k) Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Thời gian đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ tối đa 90 ngày;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
c) Đối với trường hợp quy định tại các điểm i, k khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Điều 28. Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ trong trường hợp sau:
a) Thành viên bù trừ tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận;
b) Thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ bắt buộc.
2. Thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại
b) Chấm dứt tự nguyện hoặc bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấm dứt bắt buộc hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP;
c) Bị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch hoặc thành viên giao dịch đặc biệt;
d) Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
3. Việc hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chỉ được thực hiện sau khi thành viên bù trừ đã hoàn tất việc chuyển khoản vị thế, ký quỹ để tất toán tài khoản khách hàng, thanh lý vị thế và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán trên tài khoản tự doanh (nếu có) và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ được thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Điều 29. Các hình thức xử lý vi phạm khác đối với thành viên bù trừ
1. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm theo quy định tại các
a) Nhắc nhở;
b) Khiển trách.
2. Các hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm của thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 58/2021/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/07/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 757 đến số 758
- Ngày hiệu lực: 27/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. Giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư
- Điều 6. Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư
- Điều 7. Nhận, thực hiện lệnh, xác nhận kết quả giao dịch
- Điều 8. Sửa lỗi sau giao dịch
- Điều 9. Nguyên tắc thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư
- Điều 10. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
- Điều 11. Nguyên tắc bù trừ, thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 12. Tài khoản ký quỹ thành viên bù trừ
- Điều 13. Ký quỹ của thành viên bù trừ
- Điều 14. Tài sản ký quỹ
- Điều 15. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán
- Điều 16. Quỹ bù trừ
- Điều 17. Hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt
- Điều 18. Hoạt động của thành viên tạo lập thị trường
- Điều 19. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch
- Điều 20. Hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch
- Điều 21. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt
- Điều 22. Hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt
- Điều 23. Đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường
- Điều 24. Hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường
- Điều 25. Các hình thức xử lý vi phạm khác đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam