Điều 4 Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 4. Yêu cầu chung trong đo từ biển theo tàu
1. Yêu cầu về mạng lưới tuyến đo
a) Mạng lưới tuyến đo phải phù hợp với tỷ lệ bản đồ trường từ cần thành lập và đặc điểm cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu theo 2 dạng: mạng lưới hình vuông và mạng lưới hình chữ nhật được quy định tại Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này;
b) Trên vùng khảo sát phải bố trí đầy đủ các tuyến đo gồm tuyến thường, tuyến tựa, tuyến liên kết và tuyến kiểm tra;
c) Tuyến đo từ biển phải được định vị dẫn đường bằng công nghệ định vị vệ tinh (bằng hệ thống GPS hoặc các hệ thống khác), độ lệch giữa tuyến thiết kế và tuyến đo thực tế không quá 2mm theo tỷ lệ bản đồ.
2. Việc bố trí tuyến tựa, tuyến liên kết phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Nơi bố trí tuyến tựa, tuyến liên kết phải có trường từ bình ổn, gradient trường ít biến đổi;
b) Các tuyến tựa phải được bố trí thành mạng đa giác khống chế toàn bộ diện tích khảo sát. Số lượng tuyến tựa phải bảo đảm để các tuyến dọc cắt qua diện tích khảo sát của các mùa đo và mỗi diện tích này ít nhất phải có một tuyến ngang cắt qua. Khoảng cách giữa các tuyến tựa từ 10 - 15km, trường hợp vùng khảo sát phức tạp thì áp dụng mạng lưới tựa đặc biệt với khoảng cách các tuyến tựa nhỏ hơn 10km;
c) Tuyến liên kết phải cắt vuông góc với tuyến tựa. Trường hợp số lượng điểm cắt không đủ để liên kết chắc chắn thì dùng các tuyến thường được đo lặp làm tuyến liên kết;
d) Khoảng cách giữa các tuyến liên kết không vượt quá 100km; khi đo từ có độ chính xác cao khoảng cách này phải nhỏ hơn 30km;
đ) Độ dài mỗi tuyến tựa, tuyến liên kết khi đo từ với độ chính xác cao không quá 200km, với đo từ độ chính xác trung bình không quá 300km.
3. Yêu cầu về thiết bị và phương tiện
a) Phải sử dụng máy đo trường từ T liên tục, độ chính xác cao (0,1nT), không chịu ảnh hưởng bởi hướng đo, hoạt động ổn định trong khoảng nhiệt độ làm việc từ -45oC đến 60oC, có khả năng kết nối đồng bộ GPS, kết xuất số liệu dạng số và lưu giữ số liệu trên ổ cứng máy tính;
b) Máy đo từ phải được kiểm định, kiểm tra, đánh giá các thông số kỹ thuật của máy trước khi đưa vào sử dụng;
d) Tàu, thuyền sử dụng trong đo từ biển phải có kết cấu, công suất và tải trọng phù hợp, đảm bảo an toàn trong quá trình đo đạc và di chuyển trên biển.
3. Công tác đo từ trên biển chỉ được thực hiện trong điều kiện gió dưới cấp 5 (năm).
4. Cán bộ kỹ thuật đo từ biển phải có chuyên môn phù hợp và được tập huấn về an toàn lao động.
Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung trong đo từ biển theo tàu
- Điều 5. Công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công ngoài thực địa
- Điều 6. Lắp đặt máy, thiết bị trên tàu đo từ biển
- Điều 7. Di chuyển tàu đến vùng đo từ biển
- Điều 8. Đo chọn chiều dài cáp thả đầu thu
- Điều 9. Đo Dviaxia
- Điều 10. Đo biến thiên từ
- Điều 11. Đo từ trên tuyến thường
- Điều 12. Đo từ trên tuyến tựa, tuyến liên kết và tuyến kiểm tra
- Điều 13. Nội dung công tác văn phòng thực địa
- Điều 14. Tháo dỡ thiết bị
- Điều 15. Nhiệm vụ văn phòng sau thực địa
- Điều 16. Tính giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm, hiệu chỉnh Deviaxia
- Điều 17. Xác định giá trị trường từ toàn phần T
- Điều 18. Liên kết nội và tính trường từ toàn phần T của vùng đo
- Điều 19. Tính giá trị dị thường từ ΔTa
- Điều 20. Đánh giá sai số bản đồ trường từ
- Điều 21. Lập bản đồ trường từ của vùng đo
- Điều 22. Lập báo cáo kết quả thi công
- Điều 23. Nhiệm vụ của công tác văn phòng lập báo cáo tổng kết
- Điều 24. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ
- Điều 25. Liên kết ngoại toàn dự án
- Điều 26. Thành lập bản đồ
- Điều 27. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu đo từ
- Điều 28. Báo cáo tổng kết
- Điều 29. Tài liệu nguyên thủy công tác đo từ biển
- Điều 30. Sản phẩm đo từ biển