Chương 3 Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 15. Nhiệm vụ văn phòng sau thực địa
1. Hoàn thiện, thống kê các tài liệu nguyên thủy thu thập bao gồm số liệu đo từ biển, số liệu đo biến thiên từ, các nhật ký đo từ, kiểm tra và hoàn chỉnh việc đồng bộ giữa số liệu đo trường từ và số liệu GPS.
2. Tính các giá trị hiệu chỉnh Deviaxia, hiệu chỉnh biến thiên từ ngày đêm, hiệu chỉnh đồng bộ máy (nếu có).
3. Liên kết nội trong diện tích khảo sát để tính giá trị trường từ T và dị thường ∆Ta tương ứng mốc thời gian của mùa khảo sát.
4. Thành lập bản đồ trường từ T và bản đồ dị thường từ ∆Ta của mùa khảo sát.
5. Lập báo cáo kết quả thi công thực địa.
Điều 16. Tính giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm, hiệu chỉnh Deviaxia
1. Giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm được xác định theo công thức:
dTbt = Tđbt - Ttbn (III.1)
trong đó:
dTbt: giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm;
Tđbt: giá trị trường từ đo được tại trạm biến thiên từ cùng thời điểm đo từ trên biển;
Ttbn: giá trị trung bình trường từ trong suốt thời gian đo của mùa thực địa tại trạm biến thiên từ.
2. Trường hợp đo từ trên những vùng biển xa, không thể đo được biến thiên từ thì sử dụng số liệu của đài địa từ gần nhất để hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm. Số hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm được tính trên cơ sở số liệu của đài địa từ theo công thức sau:
dTbt = Tbt đài địa từ - Ttbn đài địa từ ( III.2 )
trong đó:
dTbt: giá trị hiệu chỉnh biến thiên để quy về trường từ tại một thời điểm;
Tbt đài địa từ: giá trị đo được tại đài địa từ cùng thời điểm đo trên biển;
Ttbn đài địa từ: giá trị trung bình năm lấy theo số liệu của đài địa từ. Khi chưa có giá trị Ttbn của đài địa từ để hiệu chỉnh thì được phép dùng giá trị Ttbn của năm trước nhưng phải hiệu chỉnh phần biến thiên thế kỷ theo năm đo đạc.
3. Giá trị hiệu chỉnh deviaxia được xác định cho từng hướng đo của tuyến đo và lấy bằng gia số giá trị trường từ tại hướng đó trên đường cong Deviaxia.
Điều 17. Xác định giá trị trường từ toàn phần T
1. Giá trị trường từ T toàn phần được tính theo công thức:
T = Tđo - dTbt - dTđe ( III.3)
trong đó:
T: giá trị trường từ T sau khi hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm và Deviaxia;
Tđo: giá trị trường từ đo được trên tuyến đo;
dTbt: giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm;
dTđe: giá trị hiệu chỉnh Deviaxia.
2. Trường hợp kết quả đo lặp giữa các máy đo từ biển được sử dụng có sự chênh lệch quá 1/3 sai số cho phép của bản đồ trường từ cần thành lập thì phải tiến hành hiệu chỉnh đồng bộ máy. Khi đó giá trị trường từ T toàn phần được tính theo công thức:
T = Tđo - dTbt - dTđe - dTđbm ( III.4)
trong đó:
T: giá trị trường từ T sau khi hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm, Deviaxia và hiệu chỉnh đồng bộ máy;
Tđo: giá trị trường từ đo được trên tuyến đo;
dTbt: giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm;
dTđe: giá trị hiệu chỉnh Deviaxia;
dTđbm: giá trị hiệu chỉnh đồng bộ máy.
Điều 18. Liên kết nội và tính trường từ toàn phần T của vùng đo
1. Việc liên kết nội được tiến hành bằng cách sử dụng mạng lưới tựa hoặc sử dụng một số tuyến dọc và tuyến ngang tạo thành mạng lưới đa giác khép kín trên mạng lưới tuyến đo.
2. Nội dung các phương pháp cân bằng mạng lưới tựa và tính giá trị trường từ toàn phần T năm khảo sát của vùng đo được quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quy định này.
Điều 19. Tính giá trị dị thường từ ΔTa
1. Giá trị dị thường từ ∆Ta được tính theo công thức:
ΔTa = T - To (III.5 )
trong đó:
T: giá trị cường độ trường từ toàn phần sau khi liên kết;
To: giá trị trường từ bình thường IGRF tương ứng thời gian mùa thi công.
2. Trường hợp đo từ ở tỷ lệ lớn hơn 1:50.000, diện tích vùng đo nhỏ và trường từ To trong phạm vi vùng đo ít thay đổi, có thể chọn một điểm giá trị T đã hiệu chỉnh và liên kết nội trong vùng làm gốc và tính dị thường ∆T = T - Tgốc hoặc tính Trend bậc 1 của trường từ T sau đó tính ∆T = T - trendT.
Điều 20. Đánh giá sai số bản đồ trường từ
Sai số của bản đồ trường từ được tính theo công thức sau:
( III.6)
trong đó:
e: sai số bản đồ;
di: giá trị chênh lệch tại điểm thứ i giữa hai lần đo của tuyến kiểm tra và tuyến thường đã được hiệu chỉnh liên kết;
n: số điểm cắt tham gia tính sai số với n ≥ 20. Trường hợp diện tích khảo sát nhỏ, không đủ 20 điểm giao cắt giữa tuyến thường với tuyến kiểm tra, cho phép sử dụng thêm các điểm giao cắt giữa tuyến dọc và tuyến ngang tham gia tính sai số.
Điều 21. Lập bản đồ trường từ của vùng đo
1. Bản đồ trường từ của vùng đo bao gồm:
a) Bản đồ trường từ T;
b) Bản đồ dị thường từ ∆Ta.
2. Bản đồ trường từ T và bản đồ dị thường từ ∆Ta phải được thành lập trên nền bản đồ địa hình đáy biển giản lược hoặc nền bản đồ độ sâu đáy biển giản lược, hệ tọa độ VN-2000.
3. Bản đồ trường từ T phải được thành lập dưới dạng bản đồ đẳng trị. Các đường đẳng trị vẽ màu đen nét liền, trên đó ghi rõ giá trị trường từ của đường đẳng trị. Tiết diện đẳng trị được lấy bằng 2 đến 3 lần sai số bản đồ cần thành lập.
4. Bản đồ dị thường từ ∆Ta phải được thành lập dưới dạng bản đồ đẳng trị màu. Tiết diện đẳng trị được lấy bằng 2 đến 3 lần sai số bản đồ cần thành lập. Bản đồ đẳng trị màu được biểu diễn theo 1 trong 2 dạng sau:
a) Đường đẳng trị màu đen liền nét, nền màu hồng hoặc đỏ biểu thị trường dị thường từ dương với độ đậm tăng dần theo cường độ trường; nền màu xanh biểu thị trường dị thường từ âm, với độ đậm tăng dần theo giá trị âm lớn;
b) Đường đẳng trị liền nét có màu thay đổi biểu thị sự thay đổi trường từ. Nguyên tắc chọn màu của đường đẳng trị theo quy định chọn màu nền tại điểm a Khoản này.
5. Trường hợp dự án đo từ có yêu cầu phải thành lập bản đồ đồ thị dị thường từ ∆Ta thì thực hiện như sau:
a) Bản đồ đồ thị dị thường từ ∆Ta phải thể hiện được các đồ thị trường từ của các tuyến theo đúng vị trí của tuyến trên bản đồ. Trường từ dương biểu diễn bằng màu đỏ, trường từ âm biểu diễn bằng màu xanh;
b) Tỷ lệ ngang của bản đồ đồ thị dị thường từ ∆Ta được lấy bằng tỷ lệ của bản đồ trường từ T và bản đồ dị thường từ ∆Ta;
c) Tỷ lệ đứng được chọn sao cho 1mm trên bản đồ ứng với 2 ÷ 3 lần sai số bình phương trung bình xác định trường dị thường từ ∆Ta. Trường hợp khu vực trường dị thường từ có cường độ mạnh thì được phép tăng tỷ lệ đứng và phải đóng khung đánh dấu khu vực này.
Điều 22. Lập báo cáo kết quả thi công
Sau khi kết thúc mùa khảo sát phải lập báo kết quả thi công. Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả thi công được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
Mục 2. VĂN PHÒNG LẬP BÁO CÁO TỔNG KẾT
Điều 23. Nhiệm vụ của công tác văn phòng lập báo cáo tổng kết
1. Thống kê, hệ thống hóa các tài liệu nguyên thủy đã thực hiện của toàn dự án.
2. Hiệu chỉnh, liên kết tài liệu đo từ đã tiến hành theo các mùa về thời điểm thống nhất.
3. Thành lập các bản đồ trường từ T và bản đồ dị thường từ ∆Ta cho toàn vùng đo của dự án.
4. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu từ biển.
5. Viết báo cáo tổng kết.
Điều 24. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ
1. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ để tính chuyển trường từ T và dị thường ∆Ta các năm khảo sát quy về năm thành lập bản đồ trường từ, số liệu biến thiên thế kỷ lấy theo IGRF.
2. Trường từ T và dị thường ∆Ta năm thành lập bản đồ được tính theo các công thức sau:
T(năm TLBĐ) = T(năm khảo sát) - dTtk (III.7)
∆Ta(năm TLBĐ) = ∆T a(năm khảo sát) - dTtk (III.8)
trong đó:
T(năm TLBĐ):giá trị trường từ T năm thành lập bản đồ;
∆T a(năm TLBĐ): giá trị trường dị thường ∆Ta năm thành lập bản đồ;
T(năm khảo sát): giá trị trường từ T năm khảo sát;
∆T a(năm khảo sát): giá trị trường dị thường ∆Ta năm khảo sát;
dTtk: đại lượng biến thiên thế kỷ cần hiệu chỉnh giá trị trường từ đo được ở năm khảo sát quy về năm thành lập bản đồ.
Điều 25. Liên kết ngoại toàn dự án
1. Việc liên kết ngoại toàn dự án chỉ được tiến hành sau khi đã tiến hành hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ và được quy định tại
2. Trường hợp có tuyến đo liên kết cắt qua tất cả các vùng khảo sát và các vùng liên kết nằm liền kề nhau cho phép dùng 2 ÷ 3 tuyến thẳng để liên kết ngoại.
3. Trường hợp không có các tuyến đo liên kết, phải sử dụng các đoạn đo chờm phủ của các tuyến thường hoặc các tuyến tựa để liên kết ngoại.
1. Nội dung và phương pháp thành lập bản đồ trường từ T và bản đồ dị thường từ ∆Ta thực hiện theo quy định tại
2. Sai số bản đồ thành lập được tính theo công thức (III.6).
Điều 27. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu đo từ
1. Toàn bộ tài liệu đo từ phải được xử lý, phân tích và luận giải địa chất nhằm:
a) Làm rõ đặc điểm của trường từ và các dị thường từ;
b) Xác định các cấu trúc địa chất, đứt gãy, magma, khoáng sản liên quan.
2. Kết quả xử lý, phân tích luận giải tài liệu đo từ được thể hiện dưới dạng các bản đồ hoặc sơ đồ cấu trúc địa chất theo tài liệu từ. Bản đồ hoặc sơ đồ cấu trúc địa chất theo tài liệu từ phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
a) Hệ thống đứt gãy và các yếu tố thế nằm của đứt gãy chính (độ sâu phát triển, hướng cắm, hướng dịch chuyển);
b) Các đơn vị cấu trúc theo tài liệu từ: các đới, khối, phụ khối cấu trúc, các vùng nâng sụt móng;
c) Các thành tạo magma.
1. Báo cáo tổng kết công tác đo từ biển gồm thuyết minh và các bản vẽ kèm theo. Báo cáo tổng kết phải phản ánh đầy đủ các nội dung đã thực hiện, các kết quả đạt được theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tổng kết công tác đo từ phải được số hoá, phân lớp thông tin, biểu diễn và quản lý bằng công cụ GIS phù hợp với hệ thống các bản đồ của dự án điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản biển mà công tác đo từ biển là một bộ lập.
Điều 29. Tài liệu nguyên thủy công tác đo từ biển
Tài liệu nguyên thủy gồm công tác đo từ biển gồm:
1. Đĩa ghi kết quả đo trường từ.
2. Đĩa ghi tọa độ tuyến đo.
3. Tài liệu đo biến thiên từ.
4. Bản đồ tuyến đo.
5. Tài liệu kiểm định, kiểm tra máy.
6. Sơ đồ tài liệu thực tế tuyến đo.
7. Nhật ký đo địa vật lý và các sổ ghi chép thực địa khác.
1. Báo cáo tổng kết.
2. Các tài liệu nguyên thủy.
Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung trong đo từ biển theo tàu
- Điều 5. Công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công ngoài thực địa
- Điều 6. Lắp đặt máy, thiết bị trên tàu đo từ biển
- Điều 7. Di chuyển tàu đến vùng đo từ biển
- Điều 8. Đo chọn chiều dài cáp thả đầu thu
- Điều 9. Đo Dviaxia
- Điều 10. Đo biến thiên từ
- Điều 11. Đo từ trên tuyến thường
- Điều 12. Đo từ trên tuyến tựa, tuyến liên kết và tuyến kiểm tra
- Điều 13. Nội dung công tác văn phòng thực địa
- Điều 14. Tháo dỡ thiết bị
- Điều 15. Nhiệm vụ văn phòng sau thực địa
- Điều 16. Tính giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm, hiệu chỉnh Deviaxia
- Điều 17. Xác định giá trị trường từ toàn phần T
- Điều 18. Liên kết nội và tính trường từ toàn phần T của vùng đo
- Điều 19. Tính giá trị dị thường từ ΔTa
- Điều 20. Đánh giá sai số bản đồ trường từ
- Điều 21. Lập bản đồ trường từ của vùng đo
- Điều 22. Lập báo cáo kết quả thi công
- Điều 23. Nhiệm vụ của công tác văn phòng lập báo cáo tổng kết
- Điều 24. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ
- Điều 25. Liên kết ngoại toàn dự án
- Điều 26. Thành lập bản đồ
- Điều 27. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu đo từ
- Điều 28. Báo cáo tổng kết
- Điều 29. Tài liệu nguyên thủy công tác đo từ biển
- Điều 30. Sản phẩm đo từ biển