Chương 2 Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 5. Công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công ngoài thực địa
1. Công tác văn phòng trước thực địa gồm:
a) Thu thập các thông tin về địa chất, địa vật lý đã được thực hiện liên quan đến khu vực đo từ; vị trí neo đậu tàu, vị trí đặt trạm biến thiên từ và vị trí đặt văn phòng thực địa;
b) Trên cơ sở yêu cầu đo từ biển đã được phê duyệt và các thông tin thu thập được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này, đơn vị thực hiện đo từ phải xây dựng đề cương thi công với các nội dung chủ yếu quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này;
c) Đề cương thi công đo từ biển phải được Thủ trưởng đơn vị chủ trì dự án thông qua.
2. Công tác chuẩn bị thi công thực địa gồm:
a) Kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị;
b) Kiểm định máy đo từ biển và máy đo biến thiên từ tại phòng kiểm định chuyên ngành. Trường hợp máy đo từ bị hỏng trong khi đang thi công thì sau khi sửa chữa phải được kiểm định lại trước khi tiếp tục sử dụng.
Đối với các máy đo từ mà ở các phòng kiểm định chuyên ngành trong nước không đủ điều kiện kiểm định thì đơn vị thi công phải tiến hành theo dõi và kiểm tra các thông số kỹ thuật để bảo đảm yêu cầu theo lý lịch máy của nhà sản xuất;
c) Chuẩn bị các vật tư, phụ kiện chuyên dùng.
Điều 6. Lắp đặt máy, thiết bị trên tàu đo từ biển
1. Lắp đặt máy, thiết bị trên tàu
a) Phòng lắp đặt máy, thiết bị phải được trang bị điều hòa nhiệt độ, có diện tích phù hợp bảo đảm đủ không gian để lắp đặt thiết bị và làm việc cho các kỹ thuật viên vận hành máy. Vị trí phòng lắp đặt máy, thiết bị phải bố trí cách xa buồng đặt máy tàu và ở nơi ít chịu ảnh hưởng rung lắc khi có sóng;
b) Cáp nguồn, tời cáp thu tín hiệu và đầu thu phải bố trí ở sàn phía sau tàu trên diện tích bảo đảm để vận hành thuận lợi, an toàn;
c) Các máy, thiết bị quy định tại điểm a và b Khoản này phải được lắp đặt trên bệ và được gia cố chắc chắn để chống sự dịch chuyển trong quá trình tàu dừng hoặc di chuyển trên biển; cáp cấp điện, cáp thu tín hiệu phải được bố trí theo đường riêng; máy phát điện phải đặt nơi thoáng mát và thuận lợi cho việc theo dõi thường xuyên trong thời gian vận hành;
d) Máy đo từ phải được kết nối với thiết bị GPS.
2. Kiểm tra sự ổn định của máy, thiết bị sau khi lắp đặt
a) Chạy thử máy phát điện ở chế độ không tải và chế độ có tải;
b) Đo thử thiết bị định vị dẫn đường GPS khi kết nối với máy từ ở chế độ tĩnh trong điều kiện máy tàu không hoạt động;
c) Đo thử máy đo từ ở chế độ tĩnh trong điều kiện máy tàu không hoạt động bằng cách đưa đầu thu ra xa tàu trên 100m, lựa chọn dải đo, chu kỳ đo thích hợp; tiến hành đo thử máy trong thời gian tối thiểu 30 phút. Số liệu đo thử máy là một dạng tài liệu nguyên thủy.
Điều 7. Di chuyển tàu đến vùng đo từ biển
1. Tàu đo từ chỉ được phép di chuyển đến vùng đo sau khi máy, thiết bị đo từ đã được lắp đặt, kiểm tra theo quy định tại
2. Trước khi tàu đo từ di chuyển, phải kiểm tra việc tháo gỡ các dây nối từ các thiết bị khảo sát với các nguồn điện trên bờ; độ an toàn của các tời, cáp kéo thả đầu thu, cáp cấp điện cho các thiết bị và hệ thống máy đo từ.
3. Chỉ được tiến hành đo đạc khi đã kiểm tra, bảo đảm các máy, thiết bị đo trên tàu và các trạm đo biến thiên từ, trạm định vị GPS vận hành bình thường.
Điều 8. Đo chọn chiều dài cáp thả đầu thu
1. Việc đo chọn chiều dài cáp thả đầu thu từ phải thực hiện trên vùng không có dị thường từ hoặc có trường từ ít thay đổi.
2. Tiến hành đo chọn chiều dài cáp bằng cách tăng dần chiều dài cáp thả đầu thu đến khi số liệu đo không thay đổi, lần lượt đo theo hướng 0o và 180o ứng với mỗi chiều dài cáp thả.
3. Trên cơ sở kết quả đo theo quy định tại Khoản 2 Điều này, lựa chọn chiều dài cáp đủ để bảo đảm ảnh hưởng của tàu lên số liệu đo nhỏ hơn 1/3 sai số cho phép lập bản đồ trường từ.
1. Phải tiến hành đo Deviaxia trước khi đo trên tuyến trong mỗi mùa khảo sát. Trường hợp đang đo mà phải thay thế máy đo từ hoặc sửa chữa máy đo từ thì phải tiến hành đo Deviaxia lại.
2. Thời gian đo Deviaxia phải ngắn nhất và thực hiện vào thời điểm có biến thiên từ nhỏ nhất trong ngày.
3. Vị trí đo Deviaxia phải được bố trí trong vùng khảo sát, nơi có địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng và gradient trường từ nhỏ.
4. Việc đo Deviaxia phải được tiến hành 2 lần (lượt đi và lượt về) tại một vị trí có tọa độ xác định theo các hướng 0o, 45o , 90o, 135o, 180o, 225o, 270o , 315o.
5. Số liệu đo Deviaxia phải được hiệu chỉnh biến thiên từ, lập đường cong Deviaxia để xác định giá trị hiệu chỉnh theo một hướng thống nhất khi thành lập các bản đồ trường từ.
1. Việc đo biến thiên từ phải được tiến hành đồng thời với quá trình đo từ trên biển.
2. Trạm đo biến thiên từ phải được bố trí ở những nơi không có các dị thường từ và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Khoảng cách giữa các trạm đo biến thiên từ phải nhỏ hơn 100km theo phương kinh tuyến;
b) Khoảng cách từ trạm biến thiên từ đến vùng đo từ nhỏ hơn 200km theo phương vĩ tuyến;
c) Phải cách xa đường giao thông, các đường tải điện, các nguồn gây dao động điện từ một khoảng cách để không làm ảnh hưởng đến kết quả đo;
d) Trong phạm vi bán kính 2,5m trường từ không có sự khác biệt quá 5nT.
3. Trong mỗi mùa khảo sát phải có tối thiểu 3 ngày theo dõi biến thiên liên tục 24/24 giờ để xác định quy luật biến thiên của khu vực.
4. Đối với các máy đo biến thiên từ ghi số tự động thì chu kỳ đo là 1 - 2 phút. Đối với các máy đo biến thiên từ không có chế độ ghi tự động thì chu kỳ đo là 5 phút, mỗi lần phải đo hai số liệu và ghi giá trị trường từ và thời gian đo vào sổ.
Điều 11. Đo từ trên tuyến thường
1. Đo từ trên tuyến thường phải tiến hành theo phương pháp đo liên tục, chu kỳ đo tuỳ thuộc vào loại máy từ sử dụng trong khảo sát. Không tiến hành đo từ biển trong thời gian có bão từ.
2. Việc kéo dài tuyến đo từ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện có dị thường từ phải đo theo dõi dị thường ra đến hết vùng có dị thường;
b) Khi có điều kiện thuận lợi cho phép tàu khảo sát tiến vào gần bờ hơn dự kiến thiết kế.
3. Khi sử dụng từ 02 máy đo từ trở lên để đo trường từ trong cùng một mùa khảo sát tại cùng một khu vực, phải tiến hành đánh giá sự đồng bộ của các máy theo một trong hai cách sau:
a) Đo đồng thời các máy trên một đoạn tuyến;
b) Đo lặp lại một đoạn tuyến đã được đo bằng máy khác.
4. Kỹ thuật viên vận hành máy đo từ phải ghi nhật ký đo theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.
5. Trong quá trình đo, phải tổ chức cảnh giới, theo dõi thường xuyên về mức độ an toàn của thiết bị được kéo thả sau tàu. Khi có sự cố xảy ra phải kịp thời thông báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý.
6. Số liệu đo từ biển phải được ghi vào đĩa CD hoặc ổ cứng ngoài để chuyển cho bộ phận văn phòng thực địa xử lý sau mỗi chuyến đo.
Điều 12. Đo từ trên tuyến tựa, tuyến liên kết và tuyến kiểm tra
1. Đo từ trên tuyến tựa và tuyến liên kết
a) Các chuyến đo từ trên tuyến tựa và tuyến liên kết phải được tiến hành trong thời gian ngắn nhất với biến thiên từ nhỏ nhất trong ngày;
b) Các tuyến tựa phải được đo bằng cùng một loại máy, cùng điều kiện đo như trên tuyến thường, sai số đo đạc trên tuyến tựa phải nhỏ hơn sai số cho phép của bản đồ trường từ cần thành lập;
c) Đo từ trên tuyến tựa và tuyến liên kết phải được thực hiện 2 lần liên tục theo lượt đi và lượt về, giá trị trường từ được lấy theo giá trị trung bình của 2 lần đo;
d) Việc đo từ trên mạng lưới tuyến tựa có thể tiến hành trước hoặc sau khi đo hết các tuyến thường.
2. Việc đo từ trên các tuyến kiểm tra chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành đo từ trên toàn bộ các tuyến thường theo mạng lưới thiết kế. Tuyến kiểm tra phải được bố trí cắt qua tất cả các tuyến thường. Số lượng tuyến kiểm tra được xác định trên cơ sở diện tích, hình dạng vùng đo từ và đảm bảo mỗi tuyến thường có ít nhất 1 điểm giao cắt với tuyến kiểm tra.
3. Độ chính xác đo từ được xác định bởi sai số bình phương trung bình m1 của giá trị trường từ đo được tại các điểm giao cắt giữa các tuyến thường và tuyến kiểm tra.
( II.1)
trong đó:
m1: sai số đo từ;
di: giá trị chênh lệch tại điểm thứ i giữa hai lần đo;
n: số điểm giao cắt giữa tuyến kiểm tra với tuyến tuyến thường
4. Độ chính xác đo từ được phân loại như sau:
a) Độ chính xác thấp khi m1 > 15nT;
b) Độ chính xác trung bình khi m1 = 5 ÷ 15nT;
c) Độ chính xác cao khi m1 < 5nT.
Điều 13. Nội dung công tác văn phòng thực địa
1. Tiếp nhận số liệu đo từ biển, số liệu đo biến thiên từ.
2. Kiểm tra chất lượng tài liệu mỗi chuyến đo bao gồm sự đồng bộ giữa số liệu đo trường từ và số liệu GPS, độ chính xác về vị trí của các tuyến đo thực tế so với thiết kế, chất lượng tài liệu trường từ thu thập. Trường hợp chất lượng tài liệu không đáp ứng yêu cầu thì phải yêu cầu đo lại.
3. Xây dựng các đường cong biến thiên từ.
4. Hiệu chỉnh sơ bộ deviaxia và biến thiên từ ngày đêm.
5. Thành lập sơ đồ trường từ T với kết quả hiệu chỉnh sơ bộ.
6. Phân tích sơ bộ nhằm xác định các dị thường từ, khoanh vùng các diện tích hoặc các đoạn tuyến có sự thay đổi về trường từ có khả năng liên quan đến các đối tượng địa chất để cung cấp kịp thời cho bộ phận thi công và các chuyên đề khác trong dự án cùng phối hợp nghiên cứu.
1. Kết thúc mùa khảo sát, toàn bộ thiết bị phải được tháo dỡ ngay sau khi tàu cập cảng và neo đậu tại bến.
2. Kiểm kê, vệ sinh, đóng gói, bốc xếp các thiết bị lên bờ và vận chuyển về trụ sở đơn vị.
Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung trong đo từ biển theo tàu
- Điều 5. Công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công ngoài thực địa
- Điều 6. Lắp đặt máy, thiết bị trên tàu đo từ biển
- Điều 7. Di chuyển tàu đến vùng đo từ biển
- Điều 8. Đo chọn chiều dài cáp thả đầu thu
- Điều 9. Đo Dviaxia
- Điều 10. Đo biến thiên từ
- Điều 11. Đo từ trên tuyến thường
- Điều 12. Đo từ trên tuyến tựa, tuyến liên kết và tuyến kiểm tra
- Điều 13. Nội dung công tác văn phòng thực địa
- Điều 14. Tháo dỡ thiết bị
- Điều 15. Nhiệm vụ văn phòng sau thực địa
- Điều 16. Tính giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm, hiệu chỉnh Deviaxia
- Điều 17. Xác định giá trị trường từ toàn phần T
- Điều 18. Liên kết nội và tính trường từ toàn phần T của vùng đo
- Điều 19. Tính giá trị dị thường từ ΔTa
- Điều 20. Đánh giá sai số bản đồ trường từ
- Điều 21. Lập bản đồ trường từ của vùng đo
- Điều 22. Lập báo cáo kết quả thi công
- Điều 23. Nhiệm vụ của công tác văn phòng lập báo cáo tổng kết
- Điều 24. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ
- Điều 25. Liên kết ngoại toàn dự án
- Điều 26. Thành lập bản đồ
- Điều 27. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu đo từ
- Điều 28. Báo cáo tổng kết
- Điều 29. Tài liệu nguyên thủy công tác đo từ biển
- Điều 30. Sản phẩm đo từ biển