Điều 3 Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đo từ biển theo tàu là phương pháp đo giá trị tuyệt đối T của trường từ bằng thiết bị đo từ biển với đầu thu kéo thả theo tàu.
2. Đo Deviaxia là đo giá trị trường từ tại 1 điểm theo các hướng tàu chạy khác nhau, nhằm xác định hiệu ứng hướng tàu chạy để liên kết số liệu đo đạc trường từ của khu vực nghiên cứu.
3. Hiệu chỉnh Deviaxia là việc loại trừ ảnh hưởng hiệu ứng hướng tàu chạy lên giá trị trường từ trên các tuyến đo theo hướng khác nhau trong vùng nghiên cứu.
4. Biến thiên từ là sự thay đổi trường địa từ theo thời gian, các loại biến thiên từ gồm biến thiên thế kỷ, biến thiên ngày đêm và bão từ.
5. Biến thiên thế kỷ là sự thay đổi giá trị trung bình năm của trường địa từ theo thời gian.
6. Biến thiên ngày đêm là sự thay đổi của trường địa từ trong thời gian một ngày đêm mặt trời.
7. Bão từ là sự thay đổi đột ngột của trường địa từ với cường độ mạnh trong thời gian ngắn do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời (gió Mặt Trời) gây ra.
8. Hiệu chỉnh biến thiên từ là việc loại trừ các biến thiên theo thời gian của các số liệu đo trường địa từ.
9. Trường từ tổng hoặc trường từ toàn phần (T) là trường từ đo được tại điểm quan sát bao gồm trường từ bình thường trái đất ở thời điểm quan sát và trường từ gây nên bởi môi trường phía dưới và xung quanh điểm quan sát.
10. Trường từ bình thường trái đất (To) là trường từ được coi như trường của một lưỡng cực từ với một cực gần cực Bắc địa lý và cực kia gần cực Nam địa lý. Lưỡng cực từ có trục là một đường thẳng tưởng tượng nối hai cực tạo thành một góc khoảng 11,3° so với trục quay của trái đất. Cực Bắc từ có tọa độ 70° vĩ độ Bắc, 96o kinh độ Đông; cực Nam từ có tọa độ 73o vĩ độ Nam và 156o kinh độ Đông.
11. Trường dị thường từ ∆Ta là thành phần trường từ toàn phần sau khi trừ đi trường từ To.
12. Trường dị thường từ ∆T là phần còn lại của trường từ toàn phần sau khi trừ đi một giá trị trường từ toàn phần chọn làm gốc nhưng không phải là trường từ To.
13. Tesla (T) là đơn vị đo cường độ trườngtừ trong hệđơn vị quốc tế SI.
14. IGRF là trường từ mô phỏng của trái đất tính theo mô hình toán học chuẩn.
15. Liên kết nội là liên kết số liệu đo từ trên các tuyến của một vùng khảo sát về một mức trường từ thống nhất.
16. Liên kết ngoại là liên kết số liệu đo từ trên các vùng khảo sát được đo ở các thời kỳ khác nhau về cùng một mức trường ở một thời điểm thống nhất.
Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung trong đo từ biển theo tàu
- Điều 5. Công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công ngoài thực địa
- Điều 6. Lắp đặt máy, thiết bị trên tàu đo từ biển
- Điều 7. Di chuyển tàu đến vùng đo từ biển
- Điều 8. Đo chọn chiều dài cáp thả đầu thu
- Điều 9. Đo Dviaxia
- Điều 10. Đo biến thiên từ
- Điều 11. Đo từ trên tuyến thường
- Điều 12. Đo từ trên tuyến tựa, tuyến liên kết và tuyến kiểm tra
- Điều 13. Nội dung công tác văn phòng thực địa
- Điều 14. Tháo dỡ thiết bị
- Điều 15. Nhiệm vụ văn phòng sau thực địa
- Điều 16. Tính giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm, hiệu chỉnh Deviaxia
- Điều 17. Xác định giá trị trường từ toàn phần T
- Điều 18. Liên kết nội và tính trường từ toàn phần T của vùng đo
- Điều 19. Tính giá trị dị thường từ ΔTa
- Điều 20. Đánh giá sai số bản đồ trường từ
- Điều 21. Lập bản đồ trường từ của vùng đo
- Điều 22. Lập báo cáo kết quả thi công
- Điều 23. Nhiệm vụ của công tác văn phòng lập báo cáo tổng kết
- Điều 24. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ
- Điều 25. Liên kết ngoại toàn dự án
- Điều 26. Thành lập bản đồ
- Điều 27. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu đo từ
- Điều 28. Báo cáo tổng kết
- Điều 29. Tài liệu nguyên thủy công tác đo từ biển
- Điều 30. Sản phẩm đo từ biển