Điều 5 Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
1. Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ và lấy mẫu đại diện để kiểm tra cảm quan, ghi nhãn, tình trạng bao gói, tình trạng bảo quản đặc biệt (nếu có).
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ các chỉ tiêu cảm quan, tình trạng bao gói, tình trạng bảo quản đặc biệt (nếu có), cơ quan kiểm tra căn cứ vào bản chất thành phần cấu tạo, lịch sử chất lượng của mặt hàng, lịch sử nhập khẩu của chủ hàng và vùng, lãnh thổ xuất xứ, hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng của mặt hàng đó để lựa chọn nhóm và số chỉ tiêu cần kiểm nghiệm.
2. Phương thức kiểm tra chặt là một trong các trường hợp sau:
a) Kiểm tra hồ sơ và lấy đầy đủ mẫu để kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu trong hồ sơ công bố đối với những mặt hàng không đạt tại lần kiểm tra trước đó;
b) Kiểm tra theo phương thức thông thường và kiểm nghiệm chỉ tiêu được cảnh báo hoặc yêu cầu cung cấp phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu có cảnh báo của phòng kiểm nghiệm được công nhận, thừa nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với những mặt hàng có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
3. Phương thức kiểm tra giảm là việc chỉ kiểm tra hồ sơ.
Phương thức kiểm tra giảm chỉ áp dụng tối đa trong thời gian 12 tháng kể từ khi được áp dụng phương thức kiểm tra giảm.
Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
- Số hiệu: 52/2015/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 81 đến số 82
- Ngày hiệu lực: 23/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
- Điều 4. Căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra
- Điều 5. Phương thức kiểm tra
- Điều 6. Áp dụng phương thức kiểm tra
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
- Điều 8. Trình tự kiểm tra
- Điều 9. Báo cáo kết quả xử lý sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn nhập khẩu
- Điều 10. Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE)
- Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp CFS, CE
- Điều 12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp CFS, CE
- Điều 13. Trường hợp thu hồi CFS, CE
- Điều 14. Thẩm quyền, trình tự thu hồi CFS, CE
- Điều 15. Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận y tế
- Điều 16. Hồ sơ đề nghị cấp HC
- Điều 17. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp HC
- Điều 18. Trường hợp thu hồi HC
- Điều 19. Thẩm quyền, trình tự thu hồi HC