Hệ thống pháp luật

Chương 5 Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Chương V

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng

Chủ hàng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Đề nghị được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Đề nghị cơ quan kiểm tra mặt hàng của mình xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc đề nghị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng kiểm tra lại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu.

a) Yêu cầu cơ quan kiểm tra lần đầu phải trả lại chi phí nếu kết quả kiểm tra lại không phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu;

b) Chịu chi phí cho việc kiểm tra lại đó nếu kết quả kiểm tra lại phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu.

3. Đề nghị bằng văn bản một trong các biện pháp xử lý đối với lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu được cơ quan kiểm tra đưa ra trong thông báo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành theo Thông tư này.

4. Bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hải quan tại nơi lưu giữ lô hàng để cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu tại đúng địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký, sau khi lô hàng được làm thủ tục khai báo hải quan.

5. Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nếu lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu.

Điều 21. Quyền và trách nhiệm của cơ quan kiểm tra

1. Ra vào nơi lưu giữ, bảo quản và phương tiện vận chuyển thực phẩm để kiểm tra và lấy mẫu. Việc lấy mẫu phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tiến hành kiểm tra sản phẩm thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Thông tư này.

3. Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.

4. Lưu mẫu theo thời hạn quy định trong tiêu chuẩn về phương pháp thử hoặc văn bản tương tự đối với thực phẩm đó để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Hết thời hạn trên, cơ quan kiểm tra thông báo cho chủ hàng đến nhận lại mẫu hoặc lập biên bản thanh lý đối với các sản phẩm thực phẩm đã hết thời hạn lưu.

5. Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng nhập khẩu.

6. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đối với lĩnh vực kiểm tra thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

7. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm tra do mình tiến hành. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình kiểm tra. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệm, phí kiểm tra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng theo quy định của pháp luật.

8. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

9. Báo cáo hằng tháng, sau 10 (mười) ngày của cuối mỗi tháng về Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Trong thời hạn 03 (ba) tháng liên tiếp, nếu cơ quan kiểm tra không thực hiện việc báo cáo định kỳ hằng tháng thì Bộ Y tế sẽ tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế trong thời hạn 03 (ba) tháng.

Điều 22. Quyền hạn và trách nhiệm của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

1. Thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm và gửi thông tin đến cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra khi có cảnh báo hoặc hết cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất trong trường hợp thực phẩm có nghi ngờ không bảo đảm an toàn.

2. Cấp thông báo cho phép hoặc không cho phép thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong các hồ sơ công bố được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đúng theo thời gian quy định

3. Quyết định và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

4. Giải quyết các kiến nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

5. Định kỳ hằng năm, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế các vấn đề liên quan tới công tác kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ.

Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

  • Số hiệu: 52/2015/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 21/12/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Thanh Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 81 đến số 82
  • Ngày hiệu lực: 23/02/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH