Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng.
2. Vùng đất của cảng được giới hạn để xây dựng công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và các công trình phụ trợ khác.
3. Vùng nước của cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cảng, quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão.
4. Cảng tổng hợp là cảng vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
5. Cảng chuyên dùng là cảng thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài.
6. Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng.
7. Bến chuyên dùng là bến thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa.
8. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia.
9. Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
10. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
11. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký.
12. Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy nội địa.
13. Tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến là tổ chức, cá nhân sử dụng cảng, bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác.
14. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố để phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển neo đậu đón, trả hoa tiêu.
Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 50/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/10/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy hoạch cảng, bến thủy nội địa
- Điều 5. Nguyên tắc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa
- Điều 6. Chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa
- Điều 7. Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa
- Điều 8. Thẩm quyền công bố hoạt động cảng thủy nội địa
- Điều 9. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
- Điều 10. Thủ tục công bố hoạt động cảng thủy nội địa
- Điều 11. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
- Điều 12. Thủ tục công bố lại cảng thủy nội địa
- Điều 13. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
- Điều 14. Đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa
- Điều 15. Thủ tục đối với phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
- Điều 16. Phương tiện thủy nội địa rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 17. Giấy chứng nhận đối với phương tiện vận tải cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trực tiếp từ nơi khai thác
- Điều 18. Thủ tục đối với tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài vào và rời cảng thủy nội địa
- Điều 19. Thủ tục đối với tàu biển, phương tiện thủy nội địa vào và rời một khu vực hàng hải thuộc vùng nước cảng biển có cảng, bến thủy nội địa
- Điều 22. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa
- Điều 23. Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện khi phương tiện thủy hoạt động tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa
- Điều 24. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt chướng ngại vật hoặc làm các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa
- Điều 25. Trách nhiệm của Cảng vụ, Ban quản lý bến
- Điều 26. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 27. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- Điều 28. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa