Chương 2 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
TIÊU CHUẨN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ, ĐĂNG KIỂM VIÊN, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ
Điều 4. Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ
1. Tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.
2. Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Điều 5. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
1. Có trình độ chuyên môn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền;
b) Đã tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy;
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.
Điều 6. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II.
3. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.
4. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.
5. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II tối thiểu 12 tháng.
Điều 7. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.
2. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.
3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.
4. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C trở lên hoặc tương đương.
5. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I tối thiểu 12 tháng.
Điều 8. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, điện tàu thủy.
2. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.
3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.
4. Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 12 tháng.
Điều 9. Tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị
1. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng I, hạng II theo quy định tại Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải là đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa.
2. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng III theo quy định tại Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 49/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/09/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1059 đến số 1060
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ
- Điều 5. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
- Điều 6. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
- Điều 7. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
- Điều 8. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
- Điều 9. Tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị
- Điều 10. Nhiệm vụ của nhân viên nghiệp vụ
- Điều 11. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
- Điều 12. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
- Điều 13. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
- Điều 14. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
- Điều 15. Nhiệm vụ của lãnh đạo đơn vị
- Điều 16. Quyền hạn, trách nhiệm của nhân viên nghiệp vụ
- Điều 17. Quyền hạn, trách nhiệm của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra
- Điều 18. Quyền hạn, trách nhiệm của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
- Điều 19. Quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị
- Điều 20. Tập huấn và thực tập nghiệp vụ đăng kiểm
- Điều 21. Thẩm quyền công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên
- Điều 22. Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên
- Điều 23. Hồ sơ đề nghị công nhận Đăng kiểm viên
- Điều 24. Công nhận đăng kiểm viên lần đầu
- Điều 25. Công nhận lại Đăng kiểm viên
- Điều 26. Công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra
- Điều 27. Công nhận Đăng kiểm viên trong trường hợp đặc biệt
- Điều 28. Cấp lại Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên
- Điều 29. Đình chỉ Đăng kiểm viên