Mục 1 Chương 2 Thông tư 42/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 6. Xác định sai số trị số dự báo, cảnh báo
1. Xác định sai số trị số dự báo, cảnh báo cho một lần dự báo của yếu tố thủy văn bằng cách xác định khoảng chênh lệch giữa trị số dự báo, cảnh báo với trị số thực đo tương ứng của yếu tố thủy văn tại thời điểm dự báo.
2. Xác định sai số trị số dự báo, cảnh báo theo thời gian, trong nhiều lần dự báo, cảnh báo và sai số dự báo, cảnh báo của mô hình:
a) Sai số trung bình (Bias) được xác định theo công thức:
Bias =
Trong đó: N là số lần phát báo; fi là trị số dự báo, cảnh báo thứ i; oi là trị số thực đo tương ứng thứ i.
b) Sai số tuyệt đối trung bình (MAE) được xác định theo công thức:
Trong đó: N là số lần phát báo; fi là trị số dự báo, cảnh báo thứ i; oi là trị số thực đo tương ứng thứ i.
c) Sai số bình phương trung bình (RMSE) được xác định theo công thức:
Trong đó: N là số lần phát báo; fi là trị số dự báo, cảnh báo thứ i; oi là trị số thực đo tương ứng thứ i.
Điều 7. Xác định sai số thời gian dự báo, cảnh báo
1. Sai số thời gian dự báo, cảnh báo (∆t) của yếu tố hoặc hiện tượng được xác định theo công thức:
∆t = tdự báo - tquan trắc
Trong đó: tdự báo là thời điểm dự báo, cảnh báo xảy ra yếu tố hoặc hiện tượng; tquan trắc là thời điểm quan trắc được yếu tố hoặc hiện tượng.
2. Sai số tuyệt đối trung bình thời gian dự báo, cảnh báo (SSTDTBTG) của chuỗi các hiện tượng/yếu tố hoặc trong nhiều lần dự báo, cảnh báo được xác định theo công thức:
Trong đó: N là số lần dự báo, cảnh báo; ∆ti là sai số thời gian dự báo, cảnh báo thứ i.
3. Sai số trung bình thời gian dự báo, cảnh báo (SSTBTG) của chuỗi các hiện tượng hoặc yếu tố hoặc trong nhiều lần dự báo, cảnh báo được xác định theo công thức:
Trong đó: N là số lần dự báo, cảnh báo; ∆ti là sai số thời gian dự báo, cảnh báo thứ i.
Điều 8. Xác định sai số dự báo, cảnh báo các yếu tố, hiện tượng dự báo, cảnh báo theo phân nhóm
1. Xác định sai số dự báo, cảnh báo đối với các yếu tố, hiện tượng và ít hơn hoặc bằng hai nhóm:
a) Được áp dụng đối với các yếu tố, hiện tượng mang tính lưỡng phân như các dự báo có/không xuất hiện yếu tố, hiện tượng và được phân loại chi tiết trong Bảng 1.
Bảng 1. Thống kê số lần xuất hiện hiện tượng trong quan trắc và dự báo, cảnh báo đối với các yếu tố, hiện tượng nhỏ hơn hoặc bằng hai nhóm
Quan trắc Dự báo, cảnh báo | Xuất hiện | Không xuất hiện |
Xuất hiện | a (Đúng có xuất hiện) | b (Khống) |
Không xuất hiện | c (Sót) | d (Đúng không xuất hiện) |
b) Chỉ số khả năng phát hiện hiện tượng (POD) bằng tỷ số giữa số lần dự báo, cảnh báo đúng sự xuất hiện của các yếu tố, hiện tượng với tổng số lần xuất hiện của yếu tố, hiện tượng quan trắc được và được xác định theo công thức:
Trong đó: a, c được xác định theo Bảng 1. Chỉ số POD tốt nhất bằng 1, kém nhất bằng 0.
c) Chỉ số tỷ lệ dự báo, cảnh báo lỗi (FAR) bằng tỷ số giữa số lần dự báo, cảnh báo những yếu tố, hiện tượng không xuất hiện và tổng số lần dự báo, cảnh báo những yếu tố, hiện tượng đó và được xác định theo công thức:
Trong đó: a, b được xác định theo Bảng 1. Chỉ số FAR tốt nhất bằng 0; kém nhất bằng 1.
d) Chỉ số sai số trung bình (SSTB) bằng tỷ số giữa số lần dự báo, cảnh báo với số lần quan trắc và được xác định theo công thức:
Trong đó: a, b, c được xác định theo Bảng 1.
đ) Chỉ số phần trăm dự báo, cảnh báo đúng (PC) bằng tỷ số giữa số lần dự báo đúng chia cho tổng số lần dự báo và được xác định theo công thức:
Trong đó: a, b, c, d được xác định theo Bảng 1.
e) Chỉ số thành công (CSI) bằng tỷ số giữa lần dự báo, cảnh báo xảy ra yếu tố, hiện tượng với tổng số của số lần dự báo đúng có xảy ra yếu tố, hiện tượng, số lần dự báo sót và số lần dự báo khống, được xác định theo công thức:
Trong đó: a, b, c được xác định theo Bảng 1.
2. Xác định sai số dự báo, cảnh báo đối với các yếu tố, hiện tượng lớn hơn hai nhóm:
a) Được áp dụng khi dự báo, cảnh báo cấp báo động, khả năng xảy ra lũ (nhỏ, vừa, lớn, cực lớn) và các cấp trị số dự báo của yếu tố. Các nhóm được phân loại chi tiết trong Bảng 2.
Bảng 2. Thống kê số lần xuất hiện nhóm trong quan trắc và dự báo đối với các yếu tố và hiện tượng lớn hơn hai nhóm
Dự báo, cảnh báo | Quan trắc | ||||||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | … | Nhóm i | Tổng số lần dự báo | ||
Nhóm 1 | r11 | r21 | r31 | ... | ri1 | r*1 | |
Nhóm 2 | r12 | r22 | r32 | ... | ri2 | r*2 | |
Nhóm 3 | r13 | r23 | r33 | ... | ri3 | r*3 | |
... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | |
Nhóm j | r1j | r2j | r3j | ... | rij | r*j | |
Tổng số lần quan trắc | r1* | r2* | r3* | ... | ri* | r** |
b) Sai số trung bình cho các yếu tố, hiện tượng của từng nhóm (Bj) bằng tỷ số giữa số lần dự báo, cảnh báo với tổng số lần thực tế xảy ra và được xác định theo công thức:
Trong đó: rj* là tổng số lần thực tế xảy ra nhóm j; r*j là tổng số lần dự báo, cảnh báo nhóm j, được xác định theo công thức:
c) Chỉ số phần trăm dự báo, cảnh báo đúng (PC) bằng tỷ số giữa tổng số các lần dự báo đúng (nằm trên đường chéo trong bảng 2) chia cho tổng số lần dự báo, cảnh báo và được xác định theo công thức:
Trong đó: rii là tổng số lần dự báo đúng (nằm trên đường chéo trong bảng 2); rij là tổng số lần dự báo, cảnh báo.
Điều 9. Xác định sai số phạm vi dự báo, cảnh báo
1. Sai số dự báo, cảnh báo phạm vi ảnh hưởng của hiện tượng cho một lần dự báo, cảnh báo được xác định theo công thức:
Pi =
Trong đó: Pi là sai số phạm vi của lần dự báo, cảnh báo thứ i; Nđúng là số điểm (tỉnh, huyện, khu vực, lưu vực sông, hoặc điểm trạm thủy văn) chịu ảnh hưởng của hiện tượng và dự báo, cảnh báo được; Nkhống là số điểm (tỉnh, huyện, khu vực, lưu vực sông, hoặc điểm trạm thủy văn) dự báo, cảnh báo hiện tượng nhưng thực tế hiện tượng không xảy ra; Nsót là số điểm chịu ảnh hưởng của hiện tượng nhưng không được dự báo, cảnh báo.
2. Sai số dự báo phạm vi ảnh hưởng của hiện tượng cho nhiều lần dự báo, cảnh báo là trung bình sai số phạm vi của các lần dự báo, cảnh báo và được xác định theo công thức:
Trong đó: PN là sai số phạm vi của lần dự báo, cảnh báo thứ N; Pi là sai số phạm vi của lần dự báo, cảnh báo thứ i; N là tổng số lần dự báo, cảnh báo.
Điều 10. Xác định sai số trong dự báo, cảnh báo xác suất
1. Xác định sai số dự báo, cảnh báo xác suất có 2 nhóm (có/không):
a) Chỉ số sai số trung bình (Bias) bằng tỷ số giữa trung bình của xác suất dự báo, cảnh báo với xác suất xuất hiện và được xác định theo công thức:
Trong đó: Pi là xác suất dự báo, cảnh báo của hiện tượng lần thứ i; oi là xác suất xuất hiện hiện tượng lần thứ i; N là số lần dự báo, cảnh báo.
c) Chỉ số Brier (BS) bằng sai số bình phương trung bình giữa dự báo, cảnh báo và thực đo được, được xác định theo công thức:
Trong đó: Pi là xác suất dự báo, cảnh báo của hiện tượng lần thứ i; oi là xác suất xuất hiện hiện tượng lần thứ i; N là số lần dự báo, cảnh báo.
2. Xác định sai số dự báo, cảnh báo xác suất có nhiều nhóm:
a) Sai số trung bình của nhóm bằng tỷ số giữa xác suất dự báo, cảnh báo chia cho xác suất xuất hiện và được xác định theo công thức:
Trong đó: Biasj là sai số trung bình của nhóm j; pij là xác suất dự báo, cảnh báo của nhóm j; oij là xác suất quan trắc của hiện tượng ở nhóm j; N là số lần dự báo, cảnh báo.
b) Chỉ số xác suất theo nhóm (RPS) là chỉ số tương đương với sai số bình phương trung bình của xác suất xuất hiện pha và được xác định theo công thức:
Trong đó: m là số nhóm; i, j, k là các chỉ số nhóm. Chỉ số RPS tốt nhất bằng 1; kém nhất bằng 0.
Điều 11. Xác định độ tin cậy về trị số dự báo, cảnh báo
1. Xác định sai số cho phép của yếu tố trong trường hợp có thời gian dự kiến:
a) Công thức tính sai số cho phép:
Scf = 0,674σ1
Trong đó: σ1 là độ lệch chuẩn của yếu tố trong thời gian dự kiến; ∆Yi là biên độ của yếu tố trong thời gian dự kiến được tính bằng hiệu số giữa trị số sau thời gian dự kiến (t + ∆t) với trị số tại thời điểm (t); là chuẩn của chuỗi số liệu ∆Yi; n là số số hạng trong dãy số tính toán.
b) Chuỗi số liệu dùng để tính sai số cho phép của trị số dự báo, cảnh báo: Thời đoạn, thời gian lấy số liệu tính toán lấy theo đúng thời đoạn dự báo tương ứng theo thời gian dự kiến; chuỗi số liệu thống kê dùng để tính sai số cho phép bao gồm toàn bộ số liệu thực đo trong 10 năm gần nhất; chuỗi số liệu tính toán thống kê phải có ít nhất 30 trị số.
2. Xác định sai số cho phép của yếu tố trong trường hợp không có thời gian dự kiến:
a) Công thức tính sai số cho phép:
Scf = 0,674σ2
Trong đó: σ2 là độ lệch chuẩn của yếu tố dự báo; Yi là trị số của yếu tố trong dãy số tính toán; là chuẩn của dãy số tính toán; n là số số hạng trong dãy số tính toán.
b) Chuỗi số liệu dùng để tính sai số cho phép của trị số dự báo, cảnh báo: Thời đoạn, thời gian lấy số liệu tính toán dùng để tính sai số cho phép của trị số dự báo, cảnh báo bao gồm số liệu thực đo trong 10 năm gần nhất; chuỗi số liệu tính toán thống kê phải có ít nhất 30 trị số.
3. Xác định sai số cho phép của yếu tố trong trường hợp không đủ số liệu xây dựng sai số cho phép: Đối với yếu tố mực nước, sai số cho phép được xác định bằng 50% biên độ mực nước thực đo tương ứng đã quan trắc được. Đối với các yếu tố khác, sai số cho phép được xác định bằng 25% giá trị thực đo.
4. Chất lượng dự báo, cảnh báo trị số được xác định là "đủ độ tin cậy" khi sai số trị số dự báo, cảnh báo nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho phép của yếu tố dự báo, cảnh báo và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi sai số trị số dự báo lớn hơn sai số cho phép của yếu tố dự báo, cảnh báo.
Điều 12. Xác định độ tin cậy về thời gian dự báo, cảnh báo
1. Đối với trường hợp dự báo, cảnh báo thời điểm:
a) Sai số cho phép của thời gian dự báo, cảnh báo được xác định bằng 25% thời gian dự kiến;
b) Chất lượng dự báo, cảnh báo thời gian được xác định là "đủ độ tin cậy" khi sai số thời gian dự báo, cảnh báo nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho phép của thời gian dự báo, cảnh báo và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi sai số thời gian dự báo, cảnh báo lớn hơn sai số cho phép của thời gian dự báo, cảnh báo.
2. Đối với trường hợp dự báo, cảnh báo khoảng thời gian xuất hiện yếu tố, hiện tượng thủy văn: Chất lượng dự báo, cảnh báo khoảng thời gian được xác định là "đủ độ tin cậy" khi xuất hiện yếu tố, hiện tượng được cảnh báo trong khoảng thời gian dự báo, cảnh báo và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi không xuất hiện yếu tố, hiện tượng được dự báo, cảnh báo trong khoảng thời gian dự báo, cảnh báo.
1. Chất lượng dự báo, cảnh báo khả năng xuất hiện được xác định là "đủ độ tin cậy" khi hiện tượng lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy xảy ra trong khu vực cảnh báo.
2. Chất lượng dự báo, cảnh báo khả năng xuất hiện được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi không có hiện tượng lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy xảy ra trong khu vực cảnh báo hoặc khi xuất hiện hiện tượng lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trong phạm vi quản lý mà không được cảnh báo.
Điều 14. Xác định độ tin cậy về phạm vi dự báo, cảnh báo
1. Lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn:
a) Trường hợp chỉ dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn từ 01 đến 02 sông hoặc khu vực: Chất lượng dự báo, cảnh báo phạm vi được xác định là "đủ độ tin cậy" khi ít nhất 01 sông hoặc 01 khu vực được dự báo, cảnh báo xảy ra lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi không có sông hoặc khu vực nào được dự báo, cảnh báo xảy ra lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn hoặc xuất hiện hiện tượng lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn trong khu vực mà không được cảnh báo;
b) Trường hợp dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn từ 03 sông hoặc 03 khu vực trở lên: Chất lượng dự báo, cảnh báo phạm vi được xác định là "đủ độ tin cậy" khi trên 50% số sông hoặc khu vực được cảnh báo xảy ra lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi dưới 50% số sông hoặc khu vực được dự báo, cảnh báo xảy ra lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn hoặc xuất hiện hiện tượng lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn trong một khu vực mà không được cảnh báo.
2. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:
Chất lượng dự báo, cảnh báo phạm vi được xác định là "đủ độ tin cậy" khi ít nhất 01 khu vực được cảnh báo xảy ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi không có khu vực nào được cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc xuất hiện hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trong một khu vực mà không được cảnh báo.
Thông tư 42/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 42/2017/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/10/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 845 đến số 846
- Ngày hiệu lực: 08/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc đánh giá
- Điều 5. Quy định về mức đánh giá
- Điều 6. Xác định sai số trị số dự báo, cảnh báo
- Điều 7. Xác định sai số thời gian dự báo, cảnh báo
- Điều 8. Xác định sai số dự báo, cảnh báo các yếu tố, hiện tượng dự báo, cảnh báo theo phân nhóm
- Điều 9. Xác định sai số phạm vi dự báo, cảnh báo
- Điều 10. Xác định sai số trong dự báo, cảnh báo xác suất
- Điều 11. Xác định độ tin cậy về trị số dự báo, cảnh báo
- Điều 12. Xác định độ tin cậy về thời gian dự báo, cảnh báo
- Điều 13. Xác định độ tin cậy về dự báo, cảnh báo khả năng xuất hiện các hiện tượng lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Điều 14. Xác định độ tin cậy về phạm vi dự báo, cảnh báo
- Điều 15. Dự báo, cảnh báo thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn
- Điều 16. Dự báo, cảnh báo thời hạn vừa, thời hạn dài
- Điều 17. Dự báo, cảnh báo thời hạn mùa, thời hạn năm
- Điều 18. Dự báo, cảnh báo nguồn nước
- Điều 19. Đánh giá tính đầy đủ
- Điều 20. Đánh giá tính kịp thời