Điều 15 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ Y tế ban hành
Điều 15. Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức
1. Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức cấp quốc gia
a) Thẩm định hồ sơ nghiên cứu trước khi triển khai về khía cạnh đạo đức, khoa học, năng lực của nghiên cứu viên và điểm nghiên cứu đối với: thử nghiệm lâm sàng thuốc, trang thiết bị và sản phẩm khác chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam; thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm; nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật, phương pháp mới lần đầu tiên trên người tại Việt Nam; nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia liên quan đến con người trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam; nghiên cứu hợp tác quốc tế có chuyển mẫu sinh học của đối tượng nghiên cứu ra nước ngoài hoặc kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đại diện cho người Việt Nam và các nghiên cứu y sinh học khác theo yêu cầu của Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ trì nghiên cứu.
b) Thẩm định những thay đổi, bổ sung đề cương nghiên cứu và tài liệu có liên quan trong quá trình triển khai đối với các nghiên cứu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Theo dõi, giám sát các nghiên cứu trong việc tuân thủ đề cương và các quy định về đạo đức trong nghiên cứu; đánh giá việc ghi nhận, báo cáo, xử lý của nghiên cứu viên chính đối với các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình triển khai nghiên cứu đã được phê duyệt.
d) Thẩm định định kỳ các nghiên cứu đang triển khai.
đ) Thẩm định các kết quả nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt đối với các nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức chấp thuận.
e) Lưu trữ và quản lý, bảo mật hồ sơ hoạt động của Hội đồng đạo đức theo quy định của pháp luật về lưu trữ, đối với hồ sơ thẩm định các nghiên cứu cần lưu trữ ít nhất 05 năm sau khi nghiệm thu.
g) Tư vấn cho cơ quan quản lý trong xây dựng chính sách, quy định liên quan đến nghiên cứu y sinh học trên đối tượng con người và liên quan đến hoạt động chuyên môn của Hội đồng đạo đức cấp cơ sở.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức cấp cơ sở
a) Thẩm định khía cạnh đạo đức và khoa học đối với các hồ sơ nghiên cứu liên quan đến con người không thuộc các nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều này để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nghiên cứu.
b) Thẩm định khía cạnh đạo đức và khoa học các nghiên cứu liên quan đến con người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do cơ sở thành lập Hội đồng đạo đức chủ trì trước khi trình hồ sơ nghiên cứu để được thẩm định tại Hội đồng đạo đức cấp quốc gia.
c) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm b, c, d, e và g khoản 1 Điều này đối với các nghiên cứu do cơ sở thành lập Hội đồng đạo đức chủ trì.
Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 4/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/03/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Trường Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung bảo đảm đạo đức y sinh học
- Điều 4. Tính độc lập của Hội đồng đạo đức
- Điều 5. Thành lập Hội đồng đạo đức cấp quốc gia
- Điều 6. Thành lập Hội đồng đạo đức cấp cơ sở
- Điều 7. Cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức
- Điều 8. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 9. Tiêu chuẩn của thư ký Hội đồng đạo đức
- Điều 10. Chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức
- Điều 11. Bổ nhiệm, từ nhiệm, miễn nhiệm, bổ sung, thay thế Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 12. Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Hội đồng đạo đức
- Điều 13. Đào tạo cho thành viên Hội đồng đạo đức
- Điều 14. Chức năng của Hội đồng đạo đức
- Điều 15. Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức
- Điều 16. Quyền hạn của Hội đồng đạo đức
- Điều 17. Trách nhiệm của Hội đồng đạo đức
- Điều 18. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đạo đức
- Điều 19. Nội dung Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 20. Thẩm định nghiên cứu theo quy trình đầy đủ, quy trình rút gọn
- Điều 21. Thẩm định định kỳ, thẩm định đột xuất nghiên cứu
- Điều 22. Hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu gửi Hội đồng đạo đức
- Điều 23. Các tài liệu Hội đồng đạo đức cần thẩm định
- Điều 24. Thông báo kết quả thẩm định của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu
- Điều 25. Lưu trữ tài liệu của Hội đồng đạo đức
- Điều 26. Quy chế tổ chức và hoạt động và các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức