Điều 5 Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 5. Nội dung phòng bệnh thủy sản
1. Tuyên truyền về phòng bệnh thủy sản
a) Việc tuyên truyền về phòng bệnh thủy sản đảm bảo được triển khai thường xuyên tới cộng đồng và từng hộ nuôi trước các vụ nuôi;
b) Nội dung, chương trình truyền thông về phòng chống dịch bệnh thủy sản do Cục Thú y xây dựng và hướng dẫn Chi cục Thú y tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương;
c) Hình thức tuyên truyền ở từng cấp do cơ quan quản lý cấp đó lựa chọn nhưng phải đảm bảo nội dung tuyên truyền tới cộng đồng và hộ nuôi thủy sản chính xác và hiệu quả nhất.
2. Chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh
Chi cục Thú y tỉnh thực hiện:
a) Chỉ đạo cán bộ thú y huyện, xã và phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện việc lấy mẫu thủy sản xét nghiệm định kỳ và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường;
b) Đối với các chỉ tiêu môi trường được kiểm tra tại hiện trường, cán bộ thú y thực hiện việc ghi chép vào biểu mẫu theo hướng dẫn của Cục Thú y ngay sau khi kết thúc việc kiểm tra. Biểu mẫu ghi chép này được chuyển về Chi cục Thú y tỉnh lưu trữ sau khi kết thúc đợt kiểm tra, lấy mẫu;
c) Đối với các chỉ tiêu môi trường nước và bệnh không kiểm tra được tại hiện trường, cán bộ thú y tiến hành lấy mẫu, bảo quản và gửi về Chi cục Thú y tỉnh để phân tích, xét nghiệm. Đối với các chỉ tiêu vượt quá năng lực, Chi cục Thú y gửi mẫu tới các phòng xét nghiệm được chỉ định khác;
d) Các phòng xét nghiệm ưu tiên xét nghiệm mẫu từ vùng dịch. Thời gian trả lời kết quả không được chậm hơn so với thời gian mà phòng xét nghiệm đã công bố;
đ) Ngay sau khi nhận được kết quả phân tích, xét nghiệm, Chi cục Thú y tỉnh thông báo kết quả kèm theo hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản (nếu cần) tới chủ cơ sở và Cơ quan Thú y vùng.
3. Vệ sinh phòng bệnh
Chủ cơ sở nuôi phải thực hiện:
a) Tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản địa phương;
b) Phòng bệnh cho thủy sản trong toàn bộ quá trình nuôi bắt đầu từ việc tẩy dọn ao đầm cho đến khi thu hoạch theo đúng hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền;
c) Tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật trong việc chuẩn bị ao nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe thủy sản đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu các chất độc hại cho thủy sản nuôi. Chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
d) Thiết kế hệ thống nuôi thủy sản và áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo các hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh và kỹ thuật nuôi của cơ quan chức năng, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
đ) Chỉ sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 36/2009/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Diệp Kỉnh Tần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 317 đến số 318
- Ngày hiệu lực: 01/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích thuật ngữ
- Điều 3. Chế độ báo cáo bệnh, dịch bệnh thủy sản
- Điều 4. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản
- Điều 5. Nội dung phòng bệnh thủy sản
- Điều 6. Khai báo và điều tra ổ dịch
- Điều 7. Công bố dịch
- Điều 8. Kiểm soát vận chuyển
- Điều 9. Các biện pháp xử lý đối với ổ dịch
- Điều 10. Công bố hết dịch
- Điều 11. Trách nhiệm của Cục Thú y
- Điều 12. Trách nhiệm của Cục Nuôi trồng thủy sản
- Điều 13. Trách nhiệm của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 15. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 16. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
- Điều 17. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi