Chương 3 Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 6. Khai báo và điều tra ổ dịch
1. Chủ cơ sở nuôi khi phát hiện thủy sản nghi nhiễm bệnh hoặc chết bất thường phải báo ngay cho cán bộ thú y xã, huyện/Trạm Thú y huyện.
2. Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được thông tin của chủ cơ sở nuôi, Trạm Thú y phải cử ngay cán bộ đến hiện trường kiểm tra, hướng dẫn xử lý tạm thời (cách ly cơ sở nuôi, tuyệt đối không để thất thoát thủy sản nghi nhiễm bệnh ra môi trường, cắm cờ trắng để thông báo về sự xuất hiện bệnh cho các cơ sở xung quanh biết để có biện pháp đề phòng) đồng thời có trách nhiệm xác minh và báo cáo ngay cho cơ quan thú y cấp tỉnh.
3. Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận thông tin của Trạm Thú y, Chi cục Thú y chủ trì thực hiện việc điều tra, lấy mẫu môi trường và mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Đối với các bệnh phẩm mà ở địa phương chưa đủ điều kiện xét nghiệm thì phải gửi mẫu đến Cơ quan Thú y vùng hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương để chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh trong thời gian ngắn nhất.
4. Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh thì phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan theo quy định tại
1. Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng đến giữa các vùng nuôi và kết quả điều tra ổ dịch, Chi cục Thú y thực hiện việc khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch không để lây lan rộng.
2. Khi có đủ các điều kiện công bố dịch như quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh Thú y năm 2004:
Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định công bố dịch.
Phạm vi công bố dịch như sau:
a) Khi có ít nhất 03 vùng dịch xảy ra tại một thôn/ấp thì công bố dịch trên địa bàn xã;
b) Khi dịch xảy ra từ 03 xã trở lên trong một huyện thì công bố dịch trên địa bàn toàn huyện;
c) Khi dịch xảy ra từ 03 huyện trở lên trong một tỉnh thì công bố dịch trên địa bàn toàn tỉnh;
Cục Thú y đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố dịch khi dịch bệnh xảy ra trên phạm vi hai tỉnh trở lên.
1. Cục Thú y chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Chi cục Thú y các tỉnh áp dụng chế độ kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển tăng cường ngay khi công bố dịch chính thức có hiệu lực.
2. Thủy sản dễ cảm nhiễm với bệnh đang công bố không được vận chuyển từ các vùng khác vào vùng dịch hoặc ngược lại từ vùng dịch ra các vùng khác với mục đích nuôi giữ hoặc làm giống.
3. Thủy sản thương phẩm chỉ được phép vận chuyển ra ngoài vùng có dịch sau khi đã xử lý theo đúng hướng dẫn và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 9. Các biện pháp xử lý đối với ổ dịch
1. Nếu thủy sản đã đạt kích cỡ thương phẩm mà phát hiện bị mắc bệnh đặc biệt là các bệnh có trong Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cần tiến hành thu hoạch ngay để tránh thiệt hại. Thủy sản mắc bệnh chỉ được sử dụng làm thực phẩm và phải được chế biến (làm chín bằng nhiệt, hoặc tùy từng loại bệnh có yêu cầu cụ thể về phương pháp chế biến) tại cơ sở chế biến theo sự hướng dẫn của cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm và cơ quan thú y có thẩm quyền. Phương tiện chuyên dùng vận chuyển thủy sản phải kín, không gây rò rỉ nước hoặc rơi vãi thủy sản ra ngoài môi trường trong quá trình vận chuyển và phải được vệ sinh khử trùng trước và sau khi ra vào vùng dịch.
2. Nếu thủy sản chưa đạt kích cỡ thương phẩm, khi phát hiện bị mắc bệnh trong Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch thì Chi cục Thú y chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn xử lý tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hóa chất được phép sử dụng theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường và khoanh vùng không cho bệnh lây lan ra ao/đầm lân cận.
3. Sau khi thu hoạch chủ cơ sở phải xử lý diện tích nuôi bị mắc bệnh bằng hóa chất được phép sử dụng. Việc khử trùng tiêu độc các cơ sở có thủy sản nhiễm bệnh phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của Cục Thú y với sự giám sát của cán bộ thú y địa phương.
4. Chi cục Thú y thống kê diện tích bị bệnh báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ hóa chất dập dịch.
5. Đối với các cơ sở đã bị tiêu hủy do dịch bệnh: nếu đang còn trong thời kỳ mùa vụ nuôi chính, Chi cục Thú y hướng dẫn chủ hộ nuôi thả lại giống cho kịp thời vụ sản xuất sau khi có công bố hết dịch.
1. Điều kiện công bố hết dịch:
a) Trong phạm vi 14 ngày kể từ ngày đàn thủy sản mắc bệnh cuối cùng bị chết, phải sơ chế bắt buộc, bị tiêu hủy hoặc lành bệnh mà không có đàn thủy sản nào bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dịch đã công bố;
b) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng có dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
2. Thẩm quyền công bố hết dịch:
Khi đủ điều kiện công bố hết dịch, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT đối với cấp tỉnh và Cục Thú y đối với cấp quốc gia, cơ quan có thẩm quyền công bố dịch quy định tại
Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 36/2009/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Diệp Kỉnh Tần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 317 đến số 318
- Ngày hiệu lực: 01/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích thuật ngữ
- Điều 3. Chế độ báo cáo bệnh, dịch bệnh thủy sản
- Điều 4. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản
- Điều 5. Nội dung phòng bệnh thủy sản
- Điều 6. Khai báo và điều tra ổ dịch
- Điều 7. Công bố dịch
- Điều 8. Kiểm soát vận chuyển
- Điều 9. Các biện pháp xử lý đối với ổ dịch
- Điều 10. Công bố hết dịch
- Điều 11. Trách nhiệm của Cục Thú y
- Điều 12. Trách nhiệm của Cục Nuôi trồng thủy sản
- Điều 13. Trách nhiệm của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 15. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 16. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
- Điều 17. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi