Điều 23 Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 23. Trách nhiệm của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế
1. Cục Y tế dự phòng:
a) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về việc sử dụng vắc xin trên phạm vi cả nước; thông tin tuyên truyền về an toàn tiêm chủng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và các phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các hướng dẫn chuyên môn về sử dụng vắc xin, giám sát xử lý và điều tra nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
c) Đầu mối quản lý, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
2. Cục Quản lý Dược:
a) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về việc tạm dừng và cho phép sử dụng lại vắc xin trên phạm vi cả nước, phối hợp với Sở Y tế xem xét việc tạm dừng lô vắc xin theo quy định;
b) Quản lý cung ứng vắc xin và chất lượng vắc xin lưu hành tại Việt Nam;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vắc xin theo quy định;
d) Hướng dẫn thực hiện việc thu hồi, lưu trữ, hủy vắc xin theo quy định;
đ) Cung cấp danh mục vắc xin, huyết thanh phòng bệnh mới trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi vắc xin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam cho Cục Y tế dự phòng để cập nhật vào Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
3. Cục Quản lý khám, chữa bệnh:
a) Chủ trì phối hợp với Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em và xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng. Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng trong việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng và điều tra nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
b) Chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vắc xin theo quy định;
d) Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh có cơ sở tiêm chủng hoặc các cơ sở y tế được thực hiện tiêm chủng tham gia triển khai áp dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 34/2018/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1159 đến số 1160
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Cấp phát, tiếp nhận vắc xin
- Điều 4. Bảo quản vắc xin và dung môi trong thiết bị dây chuyền lạnh
- Điều 5. Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng
- Điều 6. Vận chuyển vắc xin
- Điều 7. Bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh, giám sát việc bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh
- Điều 8. Quản lý đối tượng
- Điều 9. Bố trí, sắp xếp tại điểm tiêm chủng cố định và điểm tiêm chủng lưu động
- Điều 10. Khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng
- Điều 11. Thực hiện tiêm chủng
- Điều 12. Theo dõi sau tiêm chủng
- Điều 13. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng và tiêm chủng tại nhà
- Điều 14. Phát hiện, xử trí và báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
- Điều 15. Điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng
- Điều 16. Đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng và thông báo kết quả
- Điều 17. Chế độ báo cáo
- Điều 18. Hình thức, nội dung báo cáo
- Điều 19. Quy trình và thời gian báo cáo định kỳ
- Điều 20. Quy trình và thời gian báo cáo đột xuất
- Điều 21. Quy trình và thời gian báo cáo hằng ngày
- Điều 22. Quản lý hồ sơ
- Điều 23. Trách nhiệm của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế
- Điều 24. Trách nhiệm của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và các Viện
- Điều 25. Trách nhiệm của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện
- Điều 26. Trách nhiệm của các bệnh viện sản, nhi, bệnh viện đa khoa của Nhà nước
- Điều 27. Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng và người thực hiện tiêm chủng