Điều 4 Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 4. Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát
1. Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát:
Chương trình giám sát được triển khai ở các vùng thu hoạch đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vùng thu hoạch có các tổ chức (tổ, đội, hợp tác xã) hoặc cá nhân bảo đảm hoạt động thu hoạch NT2MV tuân thủ theo quy định tại Thông tư này.
b) Vùng thu hoạch nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng hoặc khai thác nguồn lợi thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương.
2. Nội dung Chương trình giám sát:
a) Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình giám sát;
b) Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát, bao gồm: Lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu, thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, kiểm soát thu hoạch, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hoặc phiếu kiểm soát thu hoạch, xử lý các trường hợp cảnh báo, phân loại vùng thu hoạch, kiểm soát NT2MV ngoài vùng được phân loại;
c) Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát.
3. Căn cứ triển khai Chương trình giám sát: Là các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam. Đối với NT2MV xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng nội dung quy định của Việt Nam còn phải đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 33/2015/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/10/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1061 đến số 1062
- Ngày hiệu lực: 10/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát
- Điều 5. Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát
- Điều 6. Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát
- Điều 7. Kinh phí triển khai Chương trình giám sát
- Điều 8. Khảo sát đưa vùng thu hoạch vào Chương trình giám sát
- Điều 9. Khảo sát vùng thu hoạch đã được phân loại
- Điều 10. Xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng năm
- Điều 11. Điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng năm
- Điều 12. Lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu
- Điều 13. Cập nhật thông tin về vùng thu hoạch
- Điều 14. Kiểm soát thu hoạch và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, Phiếu kiểm soát thu hoạch
- Điều 15. Trường hợp mật độ tảo độc trong nước biển vượt quá giới hạn cảnh báo nhưng hàm lượng độc tố sinh học trong NT2MV chưa vượt quá mức giới hạn cho phép
- Điều 16. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm độc tố sinh học trong NT2MV vượt quá mức giới hạn cho phép
- Điều 17. Trường hợp các chất ô nhiễm trong NT2MV vượt quá mức giới hạn cho phép
- Điều 18. Trường hợp ngừng thu hoạch để bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc trường hợp do thời tiết hoặc không có nguồn lợi NT2MV thương phẩm nên Cơ quan kiểm soát không lấy được mẫu giám sát
- Điều 19. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm vi sinh vật vượt giới hạn hoặc tăng cao đột biến
- Điều 22. Yêu cầu đối với điệp, chân bụng biển thu hoạch từ ngoài vùng được phân loại
- Điều 23. Lấy mẫu thẩm tra và xử lý kết quả thẩm tra
- Điều 24. Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát của Cơ quan kiểm soát, Cơ sở kiểm nghiệm
- Điều 25. Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát của cơ sở làm sạch, nuôi lưu, thu mua, sơ chế, chế biến NT2MV
- Điều 26. Xử lý vi phạm sau khi thẩm tra
- Điều 27. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- Điều 28. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia Chương trình giám sát
- Điều 29. Cơ quan kiểm soát
- Điều 30. Cơ sở kiểm nghiệm
- Điều 31. Cơ sở thu hoạch NT2MV
- Điều 32. Cơ sở làm sạch, cơ sở nuôi lưu NT2MV
- Điều 33. Cơ sở thu mua NT2MV
- Điều 34. Cơ sở sơ chế, chế biến NT2MV