Điều 24 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
Điều 24. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ
1. Thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung sau:
a) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
b) Kết quả và hiệu quả thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ. Cụ thể:
b.1) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý mà cơ quan thuế các cấp triển khai trên cơ sở phân tích, xác định rủi ro theo từng phân đoạn người nộp thuế;
b.2) Kết quả thực tế và kết quả mong đợi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông qua việc đo lường tuân thủ.
c) Việc áp dụng quy trình minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
d) Việc cải thiện mức độ tuân thủ tổng thể của các nhóm người nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác nhau;
đ) Về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả theo các mục tiêu đề ra.
2. Biện pháp giám sát, đánh giá
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả thực hiện;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra tại cơ quan thuế các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc giám sát, đánh giá được thực hiện thường xuyên, báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo yêu cầu về tiến độ triển khai kế hoạch nâng cao tuân thủ.
Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 31/2021/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/05/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Đức Phớc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 597 đến số 598
- Ngày hiệu lực: 02/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý rủi ro
- Điều 5. Phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
- Điều 6. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro về thuế
- Điều 7. Thông tin quản lý rủi ro
- Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
- Điều 9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro
- Điều 10. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
- Điều 11. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp
- Điều 12. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
- Điều 13. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 14. Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
- Điều 15. Áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân
- Điều 16. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý về đăng ký thuế
- Điều 17. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế
- Điều 18. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế
- Điều 19. Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 20. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 21. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế
- Điều 22. Kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế
- Điều 23. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 24. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ