Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
Điều 15: Áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân
Căn cứ vào danh sách người nộp thuế là cá nhân phân loại theo các mức rủi ro tại
1. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
a) Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:
a.1) Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
a.2) Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.
b) Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo;
c) Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
2. Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)
a) Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành;
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Trường hợp cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập thì được kiểm soát qua việc phân tích dấu hiệu rủi ro của tổ chức chi trả thu nhập.
3. Đối với cá nhân có các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất
a) Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định hiện hành đối với cá nhân và tổ chức có liên quan;
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 31/2021/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/05/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Đức Phớc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 597 đến số 598
- Ngày hiệu lực: 02/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý rủi ro
- Điều 5. Phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
- Điều 6. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro về thuế
- Điều 7. Thông tin quản lý rủi ro
- Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
- Điều 9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro
- Điều 10. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
- Điều 11. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp
- Điều 12. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
- Điều 13. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 14. Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
- Điều 15. Áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân
- Điều 16. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý về đăng ký thuế
- Điều 17. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế
- Điều 18. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế
- Điều 19. Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 20. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 21. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế
- Điều 22. Kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế
- Điều 23. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 24. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ