Điều 5 Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 5. Điều kiện về nhà xưởng, kho tàng
1. Địa điểm
a. Nhà xưởng, kho tàng phải được bố trí tại địa điểm phù hợp với các điều kiện về quy hoạch;
b. Vị trí đặt nhà xưởng sản xuất hóa chất phải đảm bảo các yêu cầu thuận lợi về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm và giao thông;
c. Không đặt nhà xưởng, kho chứa hóa chất sát khu dân cư. Đối với kho lưu trữ hóa chất trong nhà xưởng để phục vụ sản xuất phải chọn vị trí kho đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hóa chất. Kho lưu trữ hóa chất phải đặt ở vị trí bên ngoài nhà xưởng sản xuất;
d. Vị trí kho phải đảm bảo khoảng cách cho xe vận chuyển và xe chữa cháy ra vào dễ dàng;
2. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, kho tàng
Quy hoạch mặt bằng nhà xưởng phải được đạt tiêu chuẩn thiết kế trên cơ sở Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành về điều kiện khí hậu, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, phân vùng động đất, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, an toàn lao động:
a. Mặt bằng nhà xưởng phải bố trí các hạng mục công trình hợp lý và có công năng rõ ràng;
b. Diện tích của nhà xưởng phải đáp ứng các quy định hiện hành để bố trí thiết bị sản xuất;
c. Nhà xưởng sản xuất được thiết kế đảm bảo các điều kiện môi trường làm việc trong nhà đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió;
d. Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho vận chuyển trong nhà xưởng và chữa cháy. Nhà xưởng phải có tường bao ngăn cách cơ sở với bên ngoài;
đ. Đối với các kho chứa hóa chất, việc thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc an toàn về nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải bảo đảm tách riêng các chất có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau;
e. Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào loại hóa chất cần được bảo quản, phân loại theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995. Thiết kế cần tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan. Ngoài những quy định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho hóa chất phải thực hiện các tiêu chuẩn phòng, chống cháy nổ, cụ thể như: tính chịu lửa; ngăn cách cháy; thoát hiểm; hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy; phòng trực chống cháy.
3. Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình
a. Các khu vực kín và rộng phải có lối thoát hiểm theo hai hướng. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ …) và được thiết kế thuận lợi trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm phải dễ mở trong bóng tối hoặc trong lớp khói dày đặc;
b. Kho chứa phải được thông gió hở trên mái, trên tường bên dưới mái hoặc gần sàn nhà;
c. Sàn kho không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt và không có khe nứt để chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước chữa cháy đã bị nhiễm bẩn hoặc tạo các gờ hay lề bao quanh;
d. Vật liệu xây dựng kho và vật liệu cách nhiệt phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khung nhà phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông hoặc thép.
Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 28/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Nam Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 402 đến số 403
- Ngày hiệu lực: 16/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 5. Điều kiện về nhà xưởng, kho tàng
- Điều 6. Điều kiện về trang thiết bị
- Điều 7. Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn
- Điều 8. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 12. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung
- Điều 13. Trường hợp cấp lại
- Điều 14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
- Điều 15. Thời hạn của Giấy chứng nhận
- Điều 16. Tổ chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 20. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung
- Điều 21. Trường hợp cấp lại
- Điều 22. Thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 23. Thời hạn của Giấy phép
- Điều 24. Danh mục hóa chất cấm
- Điều 25. Hồ sơ đề nghị cho phép sản xuất hóa chất cấm
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu hóa chất cấm.
- Điều 27. Hồ sơ đề nghị cho phép sử dụng hóa chất cấm
- Điều 28. Thẩm định hồ sơ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm.
- Điều 29. Quản lý sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm
- Điều 30. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 31. Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 32. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 34. Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 35. Hoạt động của Hội đồng thẩm định
- Điều 36. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định
- Điều 37. Phí thẩm định
- Điều 38. Quản lý Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất