Điều 34 Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 34. Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Cơ quan thẩm định, phê duyệt
a. Cục Hóa chất là cơ quan tiếp nhận, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm A, B và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt;
b. Sở Công Thương là cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C;
c. Phân loại dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm được phân loại theo quy mô và tính chất của dự án quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a. Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất, thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm về tình trạng hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ cũng như yêu cầu khắc phục, bổ sung và thời hạn để hoàn thành hồ sơ;
c. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, đánh giá của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi nội dung Kế hoạch đã phù hợp;
- Thông báo cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không chấp thuận phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và nêu rõ lý do không chấp thuận phê duyệt;
- Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo những yêu cầu cần hoàn chỉnh, thời hạn hoàn thành để chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thực hiện. Trình tự, thủ tục thẩm định thực hiện như trình tự ban đầu.
Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.
3. Sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm gửi Kế hoạch đến cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 28/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Nam Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 402 đến số 403
- Ngày hiệu lực: 16/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 5. Điều kiện về nhà xưởng, kho tàng
- Điều 6. Điều kiện về trang thiết bị
- Điều 7. Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn
- Điều 8. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 12. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung
- Điều 13. Trường hợp cấp lại
- Điều 14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
- Điều 15. Thời hạn của Giấy chứng nhận
- Điều 16. Tổ chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 20. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung
- Điều 21. Trường hợp cấp lại
- Điều 22. Thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 23. Thời hạn của Giấy phép
- Điều 24. Danh mục hóa chất cấm
- Điều 25. Hồ sơ đề nghị cho phép sản xuất hóa chất cấm
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu hóa chất cấm.
- Điều 27. Hồ sơ đề nghị cho phép sử dụng hóa chất cấm
- Điều 28. Thẩm định hồ sơ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm.
- Điều 29. Quản lý sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm
- Điều 30. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 31. Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 32. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 34. Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 35. Hoạt động của Hội đồng thẩm định
- Điều 36. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định
- Điều 37. Phí thẩm định
- Điều 38. Quản lý Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất