Điều 25 Thông tư 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 25. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Xây dựng quy hoạch cảng thuỷ nội địa địa phương phù hợp với tổng thể quy hoạch phát triển giao thông đường thuỷ nội địa trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này đối với các cảng, bến thủy nội địa và bến dân sinh thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương.
3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa nằm trên đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương và vùng nước cảng biển.
4. Lập danh bạ cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông thuộc thẩm quyền quản lý; định kỳ hàng quý, năm báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tổng hợp.
5. Đối với công tác quản lý bến khách ngang sông còn có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy hoạch và phương án tổ chức quản lý bến khách ngang sông; trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp việc cấp giấp phép hoạt động cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc cấp giấy phép và tổ chức quản lý đảm bảo an toàn trong hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn;
b) Đối với những bến khách ngang sông nằm trên sông, kênh là địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp và thống nhất với Sở Giao thông vận tải liên quan trong việc cấp giấy phép hoạt động và tổ chức quản lý bến theo đúng quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quá trình khai thác.
Thông tư 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 25/2010/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/08/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 601 đến số 602
- Ngày hiệu lực: 15/10/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách
- Điều 5. Điều kiện hoạt động đối với bến khách ngang sông
- Điều 6. Điều kiện hoạt động đối với bến dân sinh
- Điều 7. Cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thủy nội địa; cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông
- Điều 8. Thủ tục chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa
- Điều 9. Thủ tục công bố cảng thuỷ nội địa
- Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến hàng hóa, bến hành khách
- Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông
- Điều 12. Thủ tục công bố lại cảng thủy nội địa
- Điều 13. Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông
- Điều 14. Đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động có thời hạn cảng, bến thủy nội địa.
- Điều 15. Thủ tục đối với phương tiện thủy nội địa vào và rời cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách
- Điều 16. Thủ tục đối với phương tiện thủy nước ngoài và tầu biển Việt Nam vào và rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 19. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa
- Điều 20. Trách nhiệm của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện khi phương tiện thủy hoạt động tại vùng nước cảng, bến hàng hóa; cảng bến hành khách
- Điều 21. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa
- Điều 22. Trách nhiệm của chủ khai thác cảng, bến thủy nội địa
- Điều 23. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt chướng ngại vật hoặc làm các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa
- Điều 24. Trách nhiệm của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam
- Điều 25. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 26. Hiệu lực của các Quyết định công bố cảng, Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông đã cấp
- Điều 27. Hiệu lực thi hành
- Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện