Chương 1 Thông tư 25/2009/TT-BNN hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng thực hiện
1. Phạm vi áp dụng: Thông tư này quy định nội dung, trình tự, phương pháp và thành quả thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và các chủ quản lý rừng;
2. Đối tượng thực hiện: Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan quản lý lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hạt Kiểm lâm huyện; các chủ rừng, các cán bộ lâm nghiệp xã (nếu có) hoặc kiểm lâm địa bàn; các đơn vị, tổ chức tư vấn về điều tra, quy hoạch rừng có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất quy hoạch lâm nghiệp là từ viết tắt của đất có rừng và đất chưa có rừng được cấp có thẩm quyền quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.
2. Rừng được hiểu theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và theo quy định về tiêu chí xác định các loại rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Lô trạng thái là một phạm vi diện tích rừng mà trên đó chỉ có một trạng thái rừng đồng nhất hoặc một trạng thái của tiền hệ sinh thái rừng nhưng chưa thành rừng trên đất lâm nghiệp.
4. Lô quản lý là một đơn vị diện tích cơ bản trong quản lý sản xuất lâm nghiệp có một hoặc một vài trạng thái rừng và áp dụng hoặc hướng đến áp dụng cùng một biện pháp và mục đích kinh doanh rừng. Ranh giới lô quản lý phải rõ ràng, cố định, thường lợi dụng đường ranh giới tự nhiên như dông núi, sông, suối, đường mòn; lô quản lý có diện tích tự nhiên trên hoặc dưới 10 ha, cơ quan quản lý lâm nghiệp địa phương (Chi cục Lâm nghiệp) quản lý trực tiếp việc phân chia lô quản lý và ghi tên lô quản lý.
5. Kiểm kê rừng là việc điều tra, đánh giá, xác định các trạng thái rừng, trữ lượng rừng trong và ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp trên thực tế và đối chiếu sự tăng, giảm số liệu diện tích rừng, trữ lượng rừng theo thống kê trong sổ sách, hồ sơ quản lý rừng; chu kỳ kiểm kê rừng 5 năm một lần trên lô quản lý được thực hiện luôn phiên tại các địa phương.
6. Thống kê rừng là việc ghi chép, tổng hợp, phân tích, diện tích rừng, trữ lượng rừng theo sổ sách và hồ sơ quản lý rừng; việc thống kê rừng được thực hiện trên toàn bộ diện tích rừng trong và ngoài quy hoạch 3 loại rừng và cây trồng phân tán. Thống kê rừng được thực hiện hàng năm trên phạm vi toàn quốc và công bố kết quả vào thời điểm ngày 31/12.
7. Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là Chương trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ có nội dung phục vụ cho việc kiểm kê rừng nhằm xác định diện tích, trữ lượng của lô rừng trên thực tế, cập nhật vào hồ sơ quản lý rừng và phục vụ cho công tác thống kê rừng tại những địa bàn được kiểm kê rừng trong năm.
8. Hồ sơ quản lý rừng là lý lịch rừng được lập cho từng lô rừng được điều tra tại thực địa thuộc một trong ba loại rừng, gắn với chủ quản lý rừng tại các đơn vị hành chính và được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên những biến động sau mỗi kỳ kiểm kê rừng để làm căn cứ cho việc thống kê rừng hàng năm. Hồ sơ quản lý rừng bao gồm những số liệu về diện tích, trữ lượng rừng, phương án điều chế rừng (nếu có) và tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, bản đồ kèm theo thể hiện đến lô quản lý và các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch, dự án hoặc đề án liên quan đến lô quản lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng
1. Phải phản ánh khách quan hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê, thống kê rừng.
2. Phải thống nhất số liệu giữa bản đồ và số liệu kiểm kê, thống kê trên thực tế.
3. Đơn vị nhỏ nhất để thực hiện việc kiểm kê rừng, thống kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng là lô quản lý. Trong trường hợp chưa có điều kiện điều tra rừng cụ thể đến lô quản lý và chưa thực sự có nhu cầu quản lý, sử dụng rừng đến lô quản lý nhất là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì đơn vị thực hiện kiểm kê, thống kê rừng có thể đến khoảnh hoặc tiểu khu.
4. Việc thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng được tổ chức thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và ảnh viễn thám hoặc ảnh máy bay có độ phân giải cao thống nhất trong toàn quốc; số liệu thống kê, kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng phải phản ánh trung thực hiện trạng rừng tại thời điểm thống kê, kiểm kê rừng.
5. Kết quả mỗi kỳ kiểm kê rừng, bao gồm: số liệu, phiếu mô tả lô, phiếu tính diện tích các trạng thái rừng trong lô quản lý và bản đồ hiện trạng rừng cấp xã là cơ sở cho việc lập hoặc điều chỉnh hồ sơ quản lý rừng.
Thông tư 25/2009/TT-BNN hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 25/2009/TT-BNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/05/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hứa Đức Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 259 đến số 260
- Ngày hiệu lực: 19/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng thực hiện
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng
- Điều 4. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng về diện tích và trữ lượng rừng
- Điều 5. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng theo đất quy hoạch lâm nghiệp
- Điều 6. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng theo phân loại rừng
- Điều 7. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng theo trạng thái rừng
- Điều 8. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng theo chủ quản lý rừng
- Điều 9. Chỉ tiêu thống kê rừng theo nguyên nhân gây biến động trạng thái rừng
- Điều 10. Nội dung kiểm kê, thống kê và lập hồ sơ quản lý rừng
- Điều 11. Trình tự và phương pháp tiến hành kiểm kê rừng
- Điều 12. Kiểm kê, thống kê rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng và kiểm kê, thống kê cây trồng phân tán
- Điều 13. Trình tự và phương pháp tiến hành thống kê rừng
- Điều 14. Trình tự và phương pháp tiến hành lập hồ sơ quản lý rừng