Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 5. Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1. Việc ủy quyền đại diện, bao gồm cả việc ủy quyền lại và thực hiện ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “ủy quyền”) phải phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền của Bộ luật dân sự, Điều 107 của Luật Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại Thông tư này.
Người nộp đơn, người khiếu nại có thể thay đổi người đại diện (sau đây gọi là thay thế ủy quyền). Việc thay thế ủy quyền làm chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa người nộp đơn, người khiếu nại với người đang được ủy quyền. Việc thay thế ủy quyền phải được người nộp đơn, người khiếu nại tuyên bố bằng văn bản (ngay trong văn bản ủy quyền hoặc văn bản riêng).
Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác theo quy định của Bộ luật dân sự với điều kiện tổ chức, cá nhân được ủy quyền lại đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này. Việc ủy quyền lại chỉ được thực hiện sau khi ủy quyền ban đầu đã được Cục Sở hữu trí tuệ thừa nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời điểm văn bản ủy quyền được thừa nhận trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ là ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận văn bản ủy quyền hợp lệ. Đối với trường hợp thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại hoặc sửa đổi về thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền, thời điểm này là ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận các tài liệu hợp lệ tương ứng.
3. Trường hợp văn bản ủy quyền được nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc được thụ lý, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho người nộp đơn, người khiếu nại (trong tờ khai hoặc trong đơn khiếu nại) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, được thụ lý hay không được thụ lý, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp về tư cách đại diện.
4. Mọi giao dịch của bất kỳ bên được ủy quyền nào trong phạm vi ủy quyền tại bất kỳ thời điểm nào đều được coi là giao dịch nhân danh người nộp đơn, người khiếu nại, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người nộp đơn, người khiếu nại. Trong trường hợp thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại, bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại kế tục việc đại diện với mọi vấn đề phát sinh do bên được ủy quyền trước thực hiện trong giao dịch trước đó với Cục Sở hữu trí tuệ.
5. Nếu văn bản ủy quyền có phạm vi ủy quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau và bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp theo, bên được ủy quyền phải nộp bản sao văn bản ủy quyền và có chỉ dẫn chính xác đến số đơn có bản gốc văn bản ủy quyền đó trong tờ khai hoặc tài liệu của thủ tục tiếp theo.
6. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân không được phép đại diện hoặc ủy quyền cùng một lúc cho nhiều tổ chức, cá nhân trong đó có tổ chức, cá nhân không được phép đại diện thì đơn bị coi là không hợp lệ.
Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 23/2023/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Thế Duy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đại diện của người nộp đơn, người khiếu nại
- Điều 5. Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 6. Trách nhiệm của người nộp đơn, người khiếu nại và đại diện
- Điều 7. Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
- Điều 8. Tiếp nhận đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 9. Thẩm định hình thức đơn
- Điều 10. Công bố đơn hợp lệ
- Điều 11. Xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
- Điều 13. Thẩm định lại
- Điều 14. Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
- Điều 15. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký sáng chế
- Điều 16. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
- Điều 17. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 18. Bảo mật thông tin trong đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 19. Thẩm định hình thức đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 20. Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 21. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Điều 22. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Điều 23. Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Điều 24. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
- Điều 25. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
- Điều 26. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
- Điều 27. Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng
- Điều 28. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Điều 29. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Điều 30. Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Điều 31. Từ chối cấp, cấp văn bằng bảo hộ
- Điều 32. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, về đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 33. Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ
- Điều 34. Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
- Điều 35. Người có quyền khiếu nại, đối tượng bị khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và người giải quyết khiếu nại
- Điều 36. Đơn khiếu nại
- Điều 37. Rút đơn khiếu nại và đình chỉ giải quyết khiếu nại
- Điều 38. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
- Điều 39. Công bố quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 40. Hiệu lực của quyết định, thông báo bị khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 41. Các biện pháp hạn chế phát sinh khiếu nại
- Điều 42. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Điều 43. Tiếp cận và khai thác thông tin thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Điều 44. Dịch vụ tra cứu thông tin, cung cấp tư liệu
- Điều 45. Bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp tại các địa phương
- Điều 46. Cấp bản sao tài liệu, xác nhận đơn đầu tiên để hưởng quyền ưu tiên