Điều 27 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 27. Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng
1. Các nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và phù hợp với quy định tại Điều 6bis Công ước Paris.
2. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu và chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng.
3. Tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể bao gồm các thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; số lượng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ; giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế; các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị; xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng; giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.
4. Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận dẫn đến quyết định xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng đó theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 129 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc dẫn đến quyết định không bảo hộ nhãn hiệu khác theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ để làm thông tin tham khảo phục vụ công tác xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 23/2023/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Thế Duy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đại diện của người nộp đơn, người khiếu nại
- Điều 5. Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 6. Trách nhiệm của người nộp đơn, người khiếu nại và đại diện
- Điều 7. Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
- Điều 8. Tiếp nhận đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 9. Thẩm định hình thức đơn
- Điều 10. Công bố đơn hợp lệ
- Điều 11. Xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
- Điều 13. Thẩm định lại
- Điều 14. Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
- Điều 15. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký sáng chế
- Điều 16. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
- Điều 17. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 18. Bảo mật thông tin trong đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 19. Thẩm định hình thức đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 20. Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí
- Điều 21. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Điều 22. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Điều 23. Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Điều 24. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
- Điều 25. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
- Điều 26. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
- Điều 27. Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng
- Điều 28. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Điều 29. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Điều 30. Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Điều 31. Từ chối cấp, cấp văn bằng bảo hộ
- Điều 32. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, về đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 33. Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ
- Điều 34. Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
- Điều 35. Người có quyền khiếu nại, đối tượng bị khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và người giải quyết khiếu nại
- Điều 36. Đơn khiếu nại
- Điều 37. Rút đơn khiếu nại và đình chỉ giải quyết khiếu nại
- Điều 38. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
- Điều 39. Công bố quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 40. Hiệu lực của quyết định, thông báo bị khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 41. Các biện pháp hạn chế phát sinh khiếu nại
- Điều 42. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Điều 43. Tiếp cận và khai thác thông tin thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Điều 44. Dịch vụ tra cứu thông tin, cung cấp tư liệu
- Điều 45. Bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp tại các địa phương
- Điều 46. Cấp bản sao tài liệu, xác nhận đơn đầu tiên để hưởng quyền ưu tiên