Điều 7 Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 7. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Thuế
Cơ quan thuế áp dụng các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ: Đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế, bao gồm:
1. Áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro;
2. Thu thập, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro;
3. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với người nộp thuế;
4. Phân tích rủi ro, xác định trọng điểm rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
5. Quản lý hồ sơ rủi ro đối với người nộp thuế phải giám sát trọng điểm trong công tác quản lý thuế có nguy cơ không tuân thủ pháp luật về thuế, gian lận thuế;
6. Xây dựng, quản lý áp dụng danh sách người nộp thuế rủi ro;
7. Ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để xác định hình thức, mức độ quản lý, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra;
8. Đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các biện pháp đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác trong quản lý thuế đối với người nộp thuế.
Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 5. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro
- Điều 6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 7. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Thuế
- Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế
- Điều 9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro
- Điều 10. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- Điều 11. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành
- Điều 12. Thu thập thông tin liên quan đến quản lý thuế từ nước ngoài
- Điều 13. Quản lý thông tin hồ sơ người nộp thuế
- Điều 14. Quản lý thông tin vi phạm pháp luật của người nộp thuế
- Điều 15. Ban hành bộ tiêu chí, bộ chỉ số phục vụ quản lý rủi ro
- Điều 16. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế
- Điều 17. Đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế
- Điều 18. Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động
- Điều 19. Lập, quản lý danh sách người nộp thuế rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế
- Điều 20. Giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế
- Điều 21. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế về đăng ký thuế
- Điều 22. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
- Điều 23. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế
- Điều 24. Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Điều 25. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 26. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý việc tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế