Điều 20 Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 20. Giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là người nộp thuế có một trong các dấu hiệu sau:
a) Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
b) Người nộp thuế hoặc Người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, ấn chỉ thuế.
c) Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm cần giám sát quản lý thuế.
2. Cơ quan thuế các cấp sử dụng ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ về các đối tượng tại
3. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với từng trường hợp tại
4. Cập nhật kết quả và phản hồi:
a) Cục Thuế tổng hợp, cập nhật kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với từng trường hợp cụ thể báo cáo về Tổng cục Thuế.
b) Tổng cục Thuế tổng hợp, phân tích để đưa ra cảnh báo rủi ro trong công tác quản lý thuế đối với toàn bộ cơ quan thuế các cấp.
5. Tổng cục Thuế quy định cụ thể việc thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát, biện pháp giám sát phù hợp với quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.
Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 5. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro
- Điều 6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 7. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Thuế
- Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế
- Điều 9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro
- Điều 10. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- Điều 11. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành
- Điều 12. Thu thập thông tin liên quan đến quản lý thuế từ nước ngoài
- Điều 13. Quản lý thông tin hồ sơ người nộp thuế
- Điều 14. Quản lý thông tin vi phạm pháp luật của người nộp thuế
- Điều 15. Ban hành bộ tiêu chí, bộ chỉ số phục vụ quản lý rủi ro
- Điều 16. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế
- Điều 17. Đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế
- Điều 18. Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động
- Điều 19. Lập, quản lý danh sách người nộp thuế rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế
- Điều 20. Giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế
- Điều 21. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế về đăng ký thuế
- Điều 22. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
- Điều 23. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế
- Điều 24. Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Điều 25. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 26. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý việc tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế