Điều 12 Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 12. Thu thập thông tin liên quan đến quản lý thuế từ nước ngoài
1. Việc thu thập thông tin ở nước ngoài phục vụ quản lý nhà nước về thuế được thực hiện theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Nguồn thông tin thu thập từ nước ngoài bao gồm:
a) Cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khác của nước ký kết và vùng lãnh thổ cung cấp theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các hiệp định hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ;
b) Các tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Nhà sản xuất hàng hóa, người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp theo đề nghị của cơ quan thuế được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thông tin ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Các nguồn chính thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Các hình thức thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin:
a) Trao đổi, cung cấp thông tin dưới hình thức văn bản, fax, tài liệu giấy, thư điện tử hoặc chuyển giao dữ liệu;
b) Chia sẻ qua hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan thuế các nước và kết nối chia sẻ thông tin qua hệ thống thông tin với nước ngoài (trong trường hợp có điều ước quốc tế được ký kết giữa hai quốc gia);
c) Trao đổi dưới các hình thức: cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập tài liệu, tổ chức hội thảo và các hình thức khác.
Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 5. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro
- Điều 6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 7. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Thuế
- Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế
- Điều 9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro
- Điều 10. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- Điều 11. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành
- Điều 12. Thu thập thông tin liên quan đến quản lý thuế từ nước ngoài
- Điều 13. Quản lý thông tin hồ sơ người nộp thuế
- Điều 14. Quản lý thông tin vi phạm pháp luật của người nộp thuế
- Điều 15. Ban hành bộ tiêu chí, bộ chỉ số phục vụ quản lý rủi ro
- Điều 16. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế
- Điều 17. Đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế
- Điều 18. Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động
- Điều 19. Lập, quản lý danh sách người nộp thuế rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế
- Điều 20. Giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế
- Điều 21. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế về đăng ký thuế
- Điều 22. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
- Điều 23. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế
- Điều 24. Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Điều 25. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 26. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý việc tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế