Điều 20 Thông tư 19/2011/TT-BCA về quy định chi tiết thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do Bộ Công an ban hành
Điều 20. Quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
1. Việc quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy định tại
2. Kết quả lao động của trường giáo dưỡng, sau khi trừ những chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật, số còn lại được sử dụng như sau:
- Sử dụng 20% chi ăn thêm cho học sinh và chi phí thêm cho việc phòng, chữa bệnh cho học sinh ngoài tiêu chuẩn Nhà nước cấp;
- Sử dụng 25% chi phí cho việc bù tiền điện sinh hoạt của học sinh, sách, vở, các phương tiện, dụng cụ phục vụ sinh hoạt, học tập, các hoạt động giáo dục bổ trợ khác (văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí), tham quan, nghỉ phép… cho học sinh;
- Sử dụng 15% thưởng cho cán bộ và học sinh, trong đó 8% thưởng cho những học sinh có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, rèn luyện và 7% thưởng cho cán bộ, giáo viên của trường giáo dưỡng có thành tích trong việc quản lý, giáo dục học sinh và tổ chức, quản lý lao động;
Những học sinh được thưởng tiền có thể sử dụng để ăn thêm, mua các đồ dùng sinh hoạt cá nhân, gửi lưu ký và nhận lại khi có yêu cầu hoặc ra trường hoặc gửi về giúp đỡ gia đình theo các quy định của trường giáo dưỡng.
- Sử dụng 25% chi xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất;
Việc sử dụng kết quả lao động của trường để chi vào việc xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất của trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải lập kế hoạch và báo cáo bằng văn bản để xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trước khi thực hiện.
- Sử dụng 15% làm quỹ phúc lợi của trường giáo dưỡng.
3. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, trường giáo dưỡng phải báo cáo cụ thể kết quả lao động, việc quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở mình về Bộ Công an (qua Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Cục Tài chính, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp).
Thông tư 19/2011/TT-BCA về quy định chi tiết thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do Bộ Công an ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 4. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 5. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 6. Trách nhiệm trong việc đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng và thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 7. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng và thành phần tham dự cuộc họp của Hội đồng
- Điều 8. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 9. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 10. Quản lý người không có nơi cư trú nhất định có biểu hiện lẩn trốn, gây khó khăn cho quá trình lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng và người phải chấp hành quyết định trước khi đưa vào trường giáo dưỡng tại Công an cấp huyện
- Điều 11. Truy tìm và bắt giữ người trốn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 12. Hoãn, miễn chấp hành quyết định; đình chỉ thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 13. Thành lập, tổ chức, quản lý trường giáo dưỡng
- Điều 14. Tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
- Điều 15. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác
- Điều 16. Tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng trong trường hợp học sinh bị ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc có thai
- Điều 17. Chế độ ăn, mặc, đồ dùng sinh hoạt, thăm gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 18. Giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng trong trường hợp người đang chấp hành tại trường có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công
- Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với học sinh
- Điều 20. Quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng