Điều 18 Thông tư 19/2011/TT-BCA về quy định chi tiết thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do Bộ Công an ban hành
1. Điều kiện xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại được quy định tại
Học sinh có tiến bộ rõ rệt là học sinh có biểu hiện bằng những hành động cụ thể như thành thật hối lỗi; tích cực trong lao động, học tập; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nội quy trường giáo dưỡng.
Học sinh lập công là học sinh có hành động cụ thể như đã giúp Cơ quan điều tra phát hiện, ngăn ngừa tội phạm hoặc phát hiện, ngăn ngừa những học sinh khác có hành vi trốn, chống phá trường; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị lớn trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập; dũng cảm cứu người, cứu tài sản có giá trị lớn của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác.
2. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh; thành phần Hội đồng bao gồm:
- Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phụ trách công tác giáo vụ làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đội trưởng giáo vụ làm Ủy viên thư ký;
- Đội trưởng giáo viên chủ nhiệm làm Ủy viên;
- Đội trưởng giáo viên văn hóa làm Ủy viên;
- Chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ trường giáo dưỡng làm Ủy viên;
- Trưởng phân hiệu làm Ủy viên (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu);
- Bệnh xá trưởng hoặc bác sĩ trực tiếp điều trị làm Ủy viên (nếu học sinh được đề nghị xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại là người đang mắc bệnh hiểm nghèo).
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định thành lập tại mỗi phân hiệu một Tiểu ban xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh với thành phần bao gồm:
- Trưởng phân hiệu trường giáo dưỡng làm Trưởng Tiểu ban;
- Phó trưởng phân hiệu trường giáo dưỡng làm Phó trưởng Tiểu ban;
- Tổ trưởng giáo vụ Phân hiệu làm Ủy viên thư ký;
- Đại diện giáo viên chủ nhiệm Phân hiệu làm Ủy viên;
- Đại diện giáo viên văn hóa Phân hiệu làm Ủy viên;
- Chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ phân hiệu làm Ủy viên;
- Cán bộ phụ trách y tế Phân hiệu hoặc bác sĩ điều trị làm Ủy viên (nếu học sinh được đề nghị xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại là người mắc bệnh hiểm nghèo).
Tiểu ban có trách nhiệm xem xét đề nghị việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng cho học sinh của phân hiệu mình và làm báo cáo gửi Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh.
Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, bốn tháng một lần (trừ trường hợp có yêu cầu xét giảm hoặc miễn đột xuất), Hội đồng xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức để xem xét từng trường hợp cụ thể. Khi Hội đồng họp, giáo viên chủ nhiệm phải trình bày cụ thể và đề xuất mức giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành cho từng học sinh thuộc lớp mình phụ trách (nếu ở trường giáo dưỡng có phân hiệu thì giáo viên chủ nhiệm chỉ tham gia họp tiểu ban). Sau đó, Hội đồng xem xét, quyết định việc đề nghị và làm hồ sơ gửi về Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng cho học sinh gồm biên bản họp Hội đồng, báo cáo đề nghị của trường giáo dưỡng, danh sách học sinh được đề nghị xét giảm hoặc miễn và các tài liệu khác có liên quan.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của trường giáo dưỡng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phải thành lập Hội đồng xét duyệt do Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng được ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng, thành phần bao gồm: Trưởng phòng theo dõi công tác cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng làm Ủy viên thường trực Hội đồng, Phó Trưởng phòng theo dõi công tác ở cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng làm Ủy viên thư ký Hội đồng, cán bộ theo dõi công tác xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại làm Ủy viên Hội đồng.
Đại diện lãnh đạo trường giáo dưỡng trực tiếp báo cáo trước Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho từng trường hợp.
Hội đồng xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại căn cứ vào báo cáo của đại diện lãnh đạo trường giáo dưỡng, hồ sơ đề nghị của trường giáo dưỡng, đối chiếu với các tiêu chuẩn để xem xét, quyết định mức giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho từng học sinh.
Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xem xét, ra quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trong thời hạn năm ngày sau khi họp Hội đồng.
Quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa người đó vào trường giáo dưỡng, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú; đồng thời, tổ chức công bố cho học sinh biết và lưu vào hồ sơ học sinh để theo dõi.
4. Trường hợp học sinh đã được đề nghị giảm thời hạn hoặc đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại, nhưng trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mà có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trọng nội quy trường giáo dưỡng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng, lập hồ sơ báo cáo ngay với Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để đề nghị đưa học sinh đó ra khỏi danh sách xét miễn, giảm; trường hợp đã có quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại, nhưng chưa thi hành thì đề nghị hủy quyết định.
Thông tư 19/2011/TT-BCA về quy định chi tiết thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do Bộ Công an ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 4. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 5. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 6. Trách nhiệm trong việc đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng và thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 7. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng và thành phần tham dự cuộc họp của Hội đồng
- Điều 8. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 9. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 10. Quản lý người không có nơi cư trú nhất định có biểu hiện lẩn trốn, gây khó khăn cho quá trình lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng và người phải chấp hành quyết định trước khi đưa vào trường giáo dưỡng tại Công an cấp huyện
- Điều 11. Truy tìm và bắt giữ người trốn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 12. Hoãn, miễn chấp hành quyết định; đình chỉ thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 13. Thành lập, tổ chức, quản lý trường giáo dưỡng
- Điều 14. Tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
- Điều 15. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác
- Điều 16. Tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng trong trường hợp học sinh bị ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc có thai
- Điều 17. Chế độ ăn, mặc, đồ dùng sinh hoạt, thăm gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 18. Giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng trong trường hợp người đang chấp hành tại trường có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công
- Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với học sinh
- Điều 20. Quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng