Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Điều 16. Trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm
Trên cơ sở nguyên tắc quy định tại
1. Đối với lĩnh vực hành nghề khảo sát xây dựng
a) Khảo sát địa hình: cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất; trắc địa hoặc chuyên ngành xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa hình theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình.
b) Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình: cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình.
2. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
Cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị; kinh tế đô thị hoặc chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
3. Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
a) Thiết kế kiến trúc công trình:
Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế; chủ trì thẩm định; thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình.
b) Thiết kế kết cấu công trình:
Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia; chủ nhiệm; chủ trì hoặc thẩm tra thiết kế của đồ án thiết kế xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình loại đó.
c) Đối với cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật công trình như điện - cơ điện công trình, cấp - thoát nước, thông gió - cấp thoát nhiệt, mạng thông tin - liên lạc, phòng chống cháy - nổ công trình xây dựng: nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.
4. Đối với lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng
a) Giám sát công tác xây dựng: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế, thi công, giám sát công tác xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình loại đó.
b) Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ”: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành như điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, Điều hòa không khí, mạng thông tin - liên lạc, phòng chống cháy - nổ công trình xây dựng và các chuyên ngành phù hợp khác, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm tham gia giám sát các công việc thuộc các chuyên ngành này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề với nội dung giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này.
5. Đối với lĩnh vực hành nghề kiểm định xây dựng
a) Cá nhân chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng, có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế thực hiện công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 59/CP của công trình loại nào thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng của công trình loại đó.
b) Cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng thuộc lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình theo quy định của Thông tư này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng tương ứng với hạng và loại công trình ghi trong chứng chỉ đã được cấp.
6. Đối với lĩnh vực hành nghề định giá xây dựng
Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật xây dựng và có thời gian, kinh nghiệm thực hiện các công việc có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 17/2016/TT-BXD
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Phạm Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 811 đến số 812
- Ngày hiệu lực: 01/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 4. Mẫu chứng chỉ hành nghề
- Điều 5. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 6. Nguyên tắc xác định chuyên môn phù hợp và thời gian kinh nghiệm nghề nghiệp xét cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 7. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 8. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 9. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Điều 10. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
- Điều 11. Mẫu chứng chỉ năng lực
- Điều 12. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 13. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 15. Trình tự, thủ tục sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 16. Trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm
- Điều 17. Cấp lại hoặc Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề
- Điều 18. Chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 21. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 22. Đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 23. Cấp lại hoặc Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 25. Nguyên tắc đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
- Điều 26. Đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 27. Thay đổi, bổ sung thông tin năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 28. Gỡ bỏ thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân đã được đăng tải
- Điều 29. Lưu trữ hồ sơ đăng tải