Điều 9 Thông tư 17/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 9. Nội dung công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất.
2. Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các công việc sau:
a) Điều tra, khảo sát, theo dõi tình trạng thực tế công trình đường thủy nội địa;
b) Lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu đường thủy nội địa trên bờ, dưới nước;
c) Nạo vét bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của luồng chạy tàu, thuyền theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa đã công bố;
d) Sửa chữa nhỏ báo hiệu, tín hiệu, phương tiện, thiết bị, các công trình phục vụ trên tuyến đường thủy nội địa đang khai thác.
3. Sửa chữa định kỳ công trình đường thủy nội địa bao gồm:
a) Nạo vét chỉnh trị, thanh thải vật chướng ngại trong luồng và hành lang bảo vệ luồng;
b) Sửa chữa lớn báo hiệu, tín hiệu, hệ thống kè đập, âu tàu, công trình chỉnh trị dòng chảy, thủy trí, nhà trạm, nhà điều hành, phương tiện, thiết bị, cảng, bến thủy nội địa, phục vụ công tác quản lý đường thủy nội địa;
c) Bổ sung thay thế báo hiệu, tín hiệu định kỳ.
4. Sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa bao gồm sửa chữa sự cố hư hỏng của công trình đường thủy nội địa do thiên tai bão, lũ hoặc sự cố bất thường khác gây ra.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa phải chủ động lập phương án, khẩn trương khắc phục hậu quả các sự cố do thiên tai gây ra và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp trên trực tiếp biết, hỗ trợ.
Thông tư 17/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 17/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/08/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 489 đến số 490
- Ngày hiệu lực: 01/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu về bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 4. Lập quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 5. Thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 6. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 7. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 8. Nội dung công tác quản lý công trình đường thủy nội địa
- Điều 9. Nội dung công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý và bảo trì đường thủy nội địa
- Điều 11. Trách nhiệm về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 12. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa đo Bộ Giao thông vận tải quản lý
- Điều 13. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân khác quản lý
- Điều 14. Kiểm tra thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường thủy nội địa
- Điều 15. Công trình, bộ phận công trình đường thủy nội địa bắt buộc phải quan trắc trong quá trình thực hiện
- Điều 16. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình
- Điều 17. Thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì
- Điều 18. Quy định về sử dụng đối với công trình đường thủy nội địa hết tuổi thọ thiết kế.
- Điều 19. Thủ tục chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình đường thủy nội địa hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 20. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng
- Điều 21. Báo cáo, kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình