Điều 6 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Giống cây trồng cùng loài với giống đăng ký bảo hộ được coi là giống cây trồng được biết đến rộng rãi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được công nhận sản xuất thử, công nhận chính thức hoặc có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào;
c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới hoặc đơn đăng ký khảo nghiệm hoặc đơn đăng ký công nhận giống cây trồng mới tại Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.
2. Giống cây trồng được coi là không còn tính mới và không đủ điều kiện được đăng ký bảo hộ sau mười hai (12) tháng kể từ ngày giống có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 16/2013/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/02/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 13/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Người đại diện hợp pháp, đại diện theo uỷ quyền của chủ đơn
- Điều 5. Xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba
- Điều 6. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi và tính mới của giống cây trồng
- Điều 7. Biểu mẫu, hình thức tiếp nhận, nơi tiếp nhận, ngày nộp đơn, hồ sơ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 8. Phí, lệ phí bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ và thẩm quyền cấp, chuyển nhượng Bằng bảo hộ
- Điều 10. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ
- Điều 11. Chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ
- Điều 12. Chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ
- Điều 13. Chỉ định và kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS được chỉ định
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được chỉ định khảo nghiệm kỹ thuật (DUS)
- Điều 15. Cảnh báo, đình chỉ, phục hồi và huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định
- Điều 16. Khảo nghiệm DUS do người nộp đơn thực hiện
- Điều 17. Thời hạn nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống cây trồng
- Điều 18. Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 19. Cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 20. Đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 21. Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 22. Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 23. Đào tạo về đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 24. Cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 25. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 26. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 27. Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 28. Ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 29. Xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 30. Đào tạo nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng
- Điều 31. Cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng
- Điều 32. Thu hồi Thẻ giám định viên
- Điều 33. Cấp lại Thẻ giám định viên
- Điều 34. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng
- Điều 35. Ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
- Điều 36. Xóa tên tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng