Điều 24 Thông tư 15/2019/TT-BQP về quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Điều 24. Kết luận vụ việc và đề xuất xử lý
1. Người chỉ huy cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam thụ lý vụ việc vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác minh, nghiên cứu hồ sơ, phân tích, kết luận tính chất, mức độ vi phạm. Cụ thể:
a) Đối với những vụ việc vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, ra quyết định xử phạt vi phạm và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm;
b) Đối với những vụ việc vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo kết quả xác minh, đề xuất hướng xử lý, hoàn thiện hồ sơ xử phạt, chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt;
c) Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của các chức danh xử phạt trong Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Người chỉ huy cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam thụ lý vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác minh, nghiên cứu hồ sơ, phân tích, kết luận tính chất, mức độ tội phạm; quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, hoàn thiện hồ sơ điều tra và tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Trường hợp chuyển vụ việc vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 15/2019/TT-BQP về quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 15/2019/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/02/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Chiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 227 đến số 228
- Ngày hiệu lực: 01/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
- Điều 5. Yêu cầu đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 6. Lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 7. Nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát
- Điều 8. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho Tổ kiểm tra, kiểm soát
- Điều 9. Mối quan hệ của các thành phần trong lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 10. Đội hình, biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 11. Các trường hợp và thẩm quyền quyết định biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu thuyền dân sự
- Điều 12. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch và công tác chuẩn bị tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 13. Bảo đảm an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 14. Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát
- Điều 15. Dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát
- Điều 16. Hiệu lệnh dừng tàu thuyền
- Điều 17. Nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 18. Nội dung kiểm tra, kiểm soát
- Điều 19. Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
- Điều 20. Tổ chức dẫn giải tàu thuyền vi phạm, củng cố chứng cứ, hồ sơ
- Điều 21. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm
- Điều 22. Xác minh đối với vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng khi chưa có dấu hiệu của tội phạm
- Điều 23. Xác minh, điều tra vụ việc vi phạm có dấu hiệu của tội phạm
- Điều 24. Kết luận vụ việc và đề xuất xử lý
- Điều 25. Bàn giao vụ việc cho cơ quan khác tiếp tục xử lý
- Điều 26. Tiếp nhận vụ việc vi phạm pháp luật do các cơ quan, lực lượng khác chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam
- Điều 27. Canh giữ tàu thuyền vi phạm, trả lại tàu thuyền vi phạm
- Điều 28. Công tác lưu trữ hồ sơ và công tác báo cáo