Chương 5 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 59. Yêu cầu, nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Việc đánh giá nội bộ về mức đủ vốn phải đảm bảo:
a) Tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước;
b) Duy trì tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu trong kịch bản hoạt động bình thường và kịch bản có diễn biến bất lợi;
c) Phù hợp với khẩu vị rủi ro và trên cơ sở diễn biến của các rủi ro trọng yếu;
d) Làm cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Thực hiện định kỳ tối thiểu hằng năm và đột xuất khi có thay đổi về môi trường kinh doanh, các yếu tố có thể tác động đến rủi ro, nguồn vốn dẫn đến không đáp ứng được chỉ tiêu về vốn của khẩu vị rủi ro.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo theo các bước như sau:
a) Thực hiện đo lường rủi ro đối với các loại rủi ro trọng yếu và xác định vốn kinh tế theo kế hoạch kinh doanh theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn để xác định vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi;
c) Xác định vốn mục tiêu, vốn tự có dự kiến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập kế hoạch vốn;
đ) Giám sát về mức đủ vốn để quản lý vốn theo vốn mục tiêu và điều chỉnh kế hoạch vốn (khi cần thiết);
e) Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Điều 60. Kiểm tra sức chịu đựng về vốn
a) Đối với giả định về lãi suất: Tính toán tác động đối với tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở thay đổi tương ứng của tổng tài sản tính theo rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất), rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo giả định về lãi suất;
b) Đối với giả định về tỷ giá: Tính toán tác động đối với tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở thay đổi tương ứng của tổng tài sản tính theo rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường (rủi ro ngoại hối) theo giả định về tỷ giá;
c) Đối với giả định về chất lượng tín dụng: Tính toán tác động đối với tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở thay đổi tương ứng của tổng tài sản tính theo rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng theo giả định về chất lượng tín dụng.
2. Các giả định, phương pháp tính toán tác động của các giả định đối với tỷ lệ an toàn vốn quy định tại khoản 1 Điều này phải được rà soát, tự đánh giá mức độ phù hợp theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập kế hoạch vốn tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Phương án tăng vốn trọng trường hợp vốn tự có dự kiến không đáp ứng được vốn mục tiêu bao gồm:
(i) Nguồn vốn để tăng Vốn cấp 1, Vốn cấp 2 đảm bảo tính khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật;
(ii) Thời gian, lộ trình thực hiện phương án tăng vốn;
b) Chính sách về cổ tức, chia lợi nhuận đảm bảo đáp ứng được vốn mục tiêu trong trường hợp vốn tự có dự kiến đáp ứng được vốn mục tiêu;
c) Phân bổ vốn mục tiêu theo tổng tài sản tính theo rủi ro cho các rủi ro trọng yếu để làm cơ sở xác định các hạn mức rủi ro;
d) Các mức cảnh báo sớm để theo dõi, giám sát việc tuân thủ tổng tài sản tính theo rủi ro được phân bổ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Kế hoạch vốn của ngân hàng thương mại do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc). Kế hoạch vốn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.
Điều 62. Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn phải được rà soát định kỳ tối thiểu hằng năm hoặc đột xuất bởi một bộ phận độc lập với bộ phận xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
2. Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tính hợp lý của quy định nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (bao gồm cả cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận);
b) Tính phù hợp giữa khẩu vị rủi ro và kế hoạch kinh doanh, giữa tổng tài sản tính theo rủi ro và các hạn mức rủi ro;
c) Tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu đầu vào;
d) Tính hợp lý của các giả định sử dụng trong kịch bản kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
đ) Tính khả thi của phương án tăng vốn;
e) Đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (nếu có).
Điều 63. Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Định kỳ hằng năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn bao tối thiểu gồm các nội dung sau đây:
a) Vốn mục tiêu, vốn kinh tế;
b) Kết quả kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
c) Kế hoạch vốn;
d) Kết quả phân bổ vốn;
đ) Kết quả rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo quy định tại
e) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 13/2018/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 711 đến số 712
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
- Điều 5. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 7. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 8. Yêu cầu đối với giám sát của quản lý cấp cao
- Điều 9. Cơ cấu tổ chức giám sát của quản lý cấp cao của ngân hàng thương mại
- Điều 10. Giám sát của quản lý cấp cao đối với kiểm soát nội bộ
- Điều 11. Giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro
- Điều 12. Giám sát của quản lý cấp cao đối với đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
- Điều 13. Giám sát của quản lý cấp cao đối với kiểm toán nội bộ
- Điều 14. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ
- Điều 15. Hoạt động kiểm soát
- Điều 16. Hoạt động kiểm soát đối với hoạt động cấp tín dụng
- Điều 17. Hoạt động kiểm soát đối với giao dịch tự doanh
- Điều 18. Bộ phận tuân thủ
- Điều 19. Cơ chế trao đổi thông tin
- Điều 20. Hệ thống thông tin quản lý
- Điều 21. Yêu cầu về quản lý rủi ro
- Điều 22. Bộ phận quản lý rủi ro
- Điều 23. Quy định nội bộ về quản lý rủi ro
- Điều 24. Chính sách quản lý rủi ro
- Điều 25. Hạn mức rủi ro
- Điều 26. Quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới
- Điều 27. Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro
- Điều 28. Kiểm tra sức chịu đựng
- Điều 29. Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng
- Điều 30. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
- Điều 31. Đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng
- Điều 32. Thẩm định cấp tín dụng
- Điều 33. Phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng
- Điều 34. Quản lý tín dụng
- Điều 35. Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề
- Điều 36. Quản lý tài sản bảo đảm
- Điều 37. Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng
- Điều 38. Chiến lược quản lý rủi ro thị trường, hạn mức rủi ro thị trường
- Điều 39. Đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thị trường
- Điều 40. Báo cáo nội bộ về rủi ro thị trường
- Điều 41. Chiến lược quản lý rủi ro hoạt động, hạn mức rủi ro hoạt động
- Điều 42. Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động
- Điều 43. Quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài
- Điều 44. Quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ
- Điều 45. Mua bảo hiểm để giảm thiểu tổn thất rủi ro hoạt động
- Điều 46. Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục
- Điều 47. Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động
- Điều 48. Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản, hạn mức rủi ro thanh khoản
- Điều 49. Quản lý thanh khoản
- Điều 50. Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản
- Điều 51. Kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản
- Điều 52. Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản
- Điều 53. Chiến lược quản lý rủi ro tập trung, hạn mức rủi ro tập trung
- Điều 54. Nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro tập trung
- Điều 55. Báo cáo nội bộ về rủi ro tập trung
- Điều 56. Chiến lược quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, hạn mức rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng
- Điều 57. Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng
- Điều 58. Báo cáo nội bộ về rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng
- Điều 59. Yêu cầu, nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
- Điều 60. Kiểm tra sức chịu đựng về vốn
- Điều 61. Lập kế hoạch vốn
- Điều 62. Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
- Điều 63. Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
- Điều 64. Nguyên tắc kiểm toán nội bộ
- Điều 65. Cơ chế phối hợp
- Điều 66. Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ
- Điều 67. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ
- Điều 68. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ
- Điều 69. Quy định nội bộ của kiểm toán nội bộ
- Điều 70. Kế hoạch kiểm toán nội bộ
- Điều 71. Nội dung kiểm toán nội bộ
- Điều 72. Báo cáo nội bộ về kiểm toán nội bộ