Điều 21 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Điều 21. Gia hạn thời hạn thanh tra
1. Việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn;
b) Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra;
c) Cần phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra;
d) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
2. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Việc gia hạn thời hạn thanh tra không vượt quá thời hạn quy định tại
3. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra gửi Người ra quyết định thanh tra. Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
a) Thời gian, địa điểm;
b) Căn cứ pháp lý của việc gia hạn;
c) Lý do gia hạn;
d) Thời gian gia hạn;
đ) Đối tượng gia hạn.
4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư số 54/2017/TT-BCA ngày 15/11/2017 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung
5. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 128/2021/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 15/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thanh tra
- Điều 5. Hình thức thanh tra
- Điều 6. Thẩm quyền ra Quyết định thanh tra
- Điều 7. Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
- Điều 8. Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra; sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 9. Trình tự, thủ tục thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 10. Nhật ký Đoàn thanh tra
- Điều 11. Nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu để ra Quyết định thanh tra
- Điều 12. Quyết định thanh tra
- Điều 13. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 14. Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Điều 15. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 16. Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra
- Điều 17. Công bố Quyết định thanh tra
- Điều 18. Tiến hành thanh tra
- Điều 19. Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra
- Điều 20. Chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác có thẩm quyền
- Điều 21. Gia hạn thời hạn thanh tra
- Điều 22. Kết thúc thanh tra trực tiếp
- Điều 23. Báo cáo kết quả thanh tra
- Điều 24. Xem xét Báo cáo kết quả thanh tra
- Điều 25. Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
- Điều 26. Thẩm định và xử lý kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra
- Điều 27. Ký, ban hành Kết luận thanh tra
- Điều 28. Công khai Kết luận thanh tra
- Điều 29. Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
- Điều 30. Hồ sơ thanh tra